Chiều 2/7, tại xã Hòa Hưng (tỉnh An Giang), đoàn công tác Cục Thống kê, do Phó Cục trưởng Cục Thống kê Nguyễn Trung Tiến làm trưởng đoàn đến kiểm tra, giám sát công tác tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2025. Đại diện Chi cục Thống kê tỉnh An Giang cùng tham gia đoàn công tác để phối hợp giám sát, rút kinh nghiệm tại cơ sở.
Khi đất trời bước vào thời điểm mưa “già”, nông dân vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) cũng bắt đầu vào vụ mùa ruộng trên. Dù không mang hiệu quả kinh tế quá cao, nhưng ruộng mùa trên vẫn là nguồn thu nhập giúp nông dân Khmer vượt qua khó khăn, duy trì tập quán canh tác lâu đời.
Dù thời tiết năm nay thất thường, nhưng nhờ chủ động trong sản xuất và ứng dụng kỹ thuật canh tác, nông dân 2 xã U Minh Thượng và Vĩnh Hòa vẫn đón vụ khóm bội thu.
Sáng 1/7, tại Thanh Hóa, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) tổ chức Lễ ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên phạm vi toàn quốc.
Tỉnh An Giang (mới) với tiềm năng nông nghiệp vượt trội, xứng tầm “vựa lúa” của ĐBSCL và cả nước.
6 tháng đầu năm 2025, Hội Nông dân tỉnh đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ trên các mặt công tác, nhằm giúp cán bộ, hội viên, nông dân ổn định tư tưởng, yên tâm sản xuất, cùng hướng đến sự kiện tỉnh An Giang mới chính thức vận hành.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được nông dân quan tâm, nhằm khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, nâng cao thu nhập. Trong đó, sương sâm được nhiều bà con lựa chọn nhờ dễ trồng, ít công chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Tỉnh đã tập trung thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng xanh - tuần hoàn - hữu cơ, gắn với bảo vệ môi trường. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập, giảm tác động đến môi trường, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững…
Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 79,3%/ chỉ tiêu 80%, tăng 10,6% so với cuối năm 2021; tỷ lệ xã đạt nông thôn mới nâng cao là 42,4%/ chỉ tiêu 40%, tăng hơn 5 lần so với cuối năm 2021...
Sáng 26/6, tại cánh đồng lúa xã Vĩnh Lộc (huyện An Phú), Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở Khoa học và Công nghệ An Giang) tổng kết mô hình sản xuất lúa theo hướng an toàn sinh học. Hơn 30 nông dân giỏi, nông dân thực hiện mô hình ở 3 xã: Phú Hữu, Vĩnh Hậu và Vĩnh Lộc tham dự.
Ngày 7/6, tại Hợp tác xã Nông nghiệp 1/5 (xã Viên Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng), Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp Trung tâm Giống nông nghiệp và Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo khởi động dự án "Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL".
Khi những cơn mưa kéo dài nhiều ngày thấm ướt núi rừng, thì các bụi le già bắt đầu “nhú” măng. Với người dân địa phương, đây chính là “lộc” núi rừng ban tặng. Thu hoạch măng le đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp là xu thế tất yếu hiện nay khi việc trồng hoa màu, sản xuất lúa trên đất bạc màu không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều nông dân ở thị trấn Chợ Vàm (huyện Phú Tân) mạnh dạn cải tạo vườn tạp, diện tích nông nghiệp kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.
Từ loại trái cây rừng mọc hoang dại, tưởng chừng bỏ đi, anh Đồng Chí Nhân (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) đã dày công nghiên cứu, cho ra thị trường sản phẩm rượu nho rừng và mật nho rừng. Sản phẩm mang hương vị độc đáo, được người tiêu dùng đánh giá cao, có tiềm năng được công nhận sản phẩm OCOP địa phương.
Giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện An Phú đã tập trung chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đến nay, công tác này đã mang lại hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao đời sống nông dân xứ đầu nguồn.
Gần 65% xã mới dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới sau sắp xếp, góp phần nâng cao chất lượng sống và phát triển bền vững nông thôn Việt Nam.
Chính phủ tăng hạn mức vay không thế chấp cho nông dân và hộ kinh doanh, đơn giản thủ tục, mở rộng hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao từ 1/7.
Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, sát cơ sở, gần dân và lắng nghe dân, phong trào thi đua “Dân vận khéo” và “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới (NTM)” tại xã An Thạnh Trung (huyện Chợ Mới) đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Trong những chuyến đi của nghề báo, tôi được cùng nông dân trải nghiệm những điều gần gũi, mộc mạc ở chốn ruộng đồng. Đó là những bài học bổ ích, là “tư liệu sống” cho trang viết, là những điều được chắt lọc từ sự dày dạn của người nông dân quanh năm một nắng hai sương.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trở thành phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng và thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn TX. Tân Châu tham gia. Qua đó, tạo động lực nông dân thi đua lao động, sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển.
Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Sẽ có khoảng 65% số xã đạt chuẩn nông thôn mới sau sắp xếp đơn vị hành chính
“Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới
Xã Bình Hòa khánh thành cầu Nghĩa trang nhân dân
Thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới
Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh