Với tầm nhìn phát triển nông nghiệp bền vững và nâng cao thu nhập cho nông dân, huyện Thoại Sơn đã và đang gặt hái nhiều thành công trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Với tinh thần xung kích, sáng tạo, tuổi trẻ huyện Châu Phú đã tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) thông qua những việc làm thiết thực, như: Bảo vệ môi trường, hỗ trợ an sinh xã hội, phát triển kinh tế, làm đẹp diện mạo nông thôn…
Giai đoạn 2021 - 2025, UBND TX. Tịnh Biên đã tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, tạo động lực để các địa phương sau sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính tiếp tục phấn đấu thực hiện hiệu quả chương trình, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.
Tiêm vaccine cho cá tra giống được xem là giải pháp hiệu quả giúp phòng ngừa dịch bệnh, giảm lạm dụng kháng sinh và nâng cao chất lượng chuỗi sản xuất. Tuy nhiên, theo khảo sát của Hiệp hội Thủy sản An Giang, chỉ 4% cơ sở ương dưỡng cá tra giống áp dụng biện pháp này. Vì sao giải pháp được đánh giá cao về hiệu quả phòng bệnh lại chưa được phổ biến ?
Được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp hội nông dân, chính quyền địa phương, nông dân huyện miền núi Tri Tôn đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, lựa chọn các loại cây - con mới cho giá trị kinh tế cao để canh tác… Các mô hình này không chỉ tăng năng suất, sản lượng, mà còn hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Vào mùa thu hoạch xoài, Cù Lao Giêng (huyện Chợ Mới) không ồn ào, không rực rỡ, nhưng tất bật nhịp sống nông thôn. Ở đó, những người trồng xoài bận rộn với từng chuyến xe chở hàng, từng lần báo sản lượng để hợp tác xã (HTX) chào bán, và cả những kỳ vọng cho một mùa vụ bội thu. Vùng trồng xoài gắn liền với hướng phát triển nông nghiệp bài bản, hiện đại giữa miền Tây sông nước.
Nhằm hỗ trợ nông dân có điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, Hội Nông dân tỉnh đã khai thác hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND).
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua hầu hết đi ngang bởi nguồn cung từ vụ Hè Thu bắt đầu gia tăng. Giá lúa xuất khẩu vẫn giữ ở mức 397 USD/tấn, trong khi giá gạo tại các trung tâm xuất khẩu lớn của châu Á giảm nhẹ.
Chiều 18/5, Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Tân Phú (huyện Châu Thành) tổ chức lễ khánh thành cầu Tân Phú nối liền ấp Tân Thạnh với ấp Tân Thành.
Sáng 16/5, UBND xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã Mỹ Hòa Hưng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về lĩnh vực sản xuất năm 2024.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất lúa, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) TX. Tân Châu triển khai mô hình sản xuất lúa thương phẩm theo quy trình “1 phải 5 giảm”. Nông dân tham gia sẽ thực hiện đồng bộ quy trình canh tác theo Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.
Để gia tăng giá trị canh tác, nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn có những rủi ro mà nông dân phải đối mặt, nhất là dịch bệnh không kiểm soát, làm dẫn đến thiệt hại, mất trắng mùa vụ.
Ngày 14/5, Hội Nông dân tỉnh An Giang phối hợp Hội Nông dân huyện Tri Tôn tổ chức lớp tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp năm 2025. 100 đại biểu là hội viên nông dân, doanh nhân nông thôn; thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã; các Chi, Tổ hội nông dân nghề nghiệp trên địa bàn huyện Tri Tôn tham dự.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, thị trường nông sản đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn. Do đó, việc chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp sinh thái không còn là lựa chọn đơn thuần, mà đã trở thành xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Một buổi chiều đầu mùa mưa, khi trời vừa nổi gió, tôi đến thăm vườn sầu riêng của anh Đỗ Dương Hoàng Anh, nằm trong con đường nhỏ ở ấp Tây Bình, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn. Dưới mái tole vang tiếng mưa, trước khung cảnh vườn cây xanh rì, chúng tôi ngồi trò chuyện về nghề nông.
Từ địa phương còn nhiều khó khăn, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao đã tạo bước chuyển mình cho xã Khánh Bình hôm nay. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã đang tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.
Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại huyện Phú Tân đang bước vào thực hiện vụ thứ 3, với các mô hình thí điểm được thực hiện từ vụ thu đông 2024 đến nay.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, sự phối hợp chặt chẽ của UBND xã cùng Hội Nông dân TX. Tân Châu, công tác hội và phong trào nông dân xã Phú Vĩnh không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Nhiều nông dân mạnh dạn chuyển đổi trồng “2 vụ lúa, 1 vụ màu”. Trong đó, cây mè và dưa leo được bà con ưu tiên chọn làm cây sản xuất xen canh, bởi thời gian thu hoạch ngắn, năng suất cao, giá bán ổn định, thu nhập tăng gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa.
Hướng đến nền nông nghiệp bền vững, đa giá trị, An Giang hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với cụm ngành công nghiệp chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cao - “chìa khóa” để nâng tầm nông sản.
Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Sẽ có khoảng 65% số xã đạt chuẩn nông thôn mới sau sắp xếp đơn vị hành chính
“Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới
Xã Bình Hòa khánh thành cầu Nghĩa trang nhân dân
Thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới
Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh