Chiều 29/7, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang Nguyễn Sĩ Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết ngành NN&PTNT 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2024.
Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) luôn được huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) quan tâm chỉ đạo thực hiện với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các sở, ngành tỉnh và đạt nhiều kết quả tích cực, mang lại hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sản xuất giá thể từ bùn thải đáy ao nuôi cá tra phục vụ trồng rau, màu ở tỉnh An Giang”. Đây cũng là đề tài thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2025.
Dù mới gieo trồng ở An Giang nhưng giống lúa Hưng Long 555 phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện sinh trưởng của một số địa phương trong tỉnh. Giống lúa này được nông dân đánh giá triển vọng phát triển tốt, bởi năng suất cao, chất lượng gạo dẻo, mềm cơm, thơm nhẹ, tương đương với các giống lúa thơm đang được canh tác phổ biến hiện nay.
Phát huy thế mạnh nông nghiệp, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đã và đang có những bước đi hiệu quả trong việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện của địa phương. Qua đó, góp phần tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo đầu ra nông sản ổn định, thúc đẩy kinh tế - xã hội (KTXH) địa phương phát triển…
Xã Long Hòa là đơn vị tổ chức Đại hội nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi cuối cùng trong số 18 xã, thị trấn của huyện Phú Tân. Đây cũng là đơn vị được chọn “điểm” để tổ chức theo hình thức… ngoài vườn. Không khí “lạ mà quen” này triển khai theo hướng hoạt động đổi mới của năm nay, nhằm tạo không gian gần gũi, cởi mở hơn với nông dân.
Huyện An Phú (tỉnh An Giang) tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh gắn với kinh tế hợp tác nhằm nâng cao đời sống người dân.
Những năm qua, nông dân xã Vĩnh Nhuận (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) tích cực thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững, gắn với những tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân nông thôn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Với phương châm hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, thời gian qua, Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chuyên đề của hội cấp trên đề ra.
UBND tỉnh An Giang đã có quyết định ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tại tỉnh An Giang (Quyết định 703/QĐ-UBND, ngày 2/5/2024). Trong đó, lực lượng khuyến nông và công tác khuyến nông cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng, cần có cơ chế khuyến khích tham gia nhằm tăng hiệu quả triển khai đề án trong thực tế.
Phần lớn diện tích lúa hè thu 2024 trên địa bàn An Giang đang ở giai đoạn đòng, trổ, chín, trong khi diện tích bị nhiễm rầy phấn trắng tăng mạnh so cùng kỳ (chủ yếu nhiễm nhẹ). Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang đã hướng dẫn quản lý rầy phấn trắng (Aleurocybotus indicus) gây hại trên cây lúa. Nông dân cần lưu ý tuân thủ khuyến cáo quản lý và phòng trừ, nhằm bảo vệ năng suất vụ hè thu cũng như chủ động vụ thu đông 2024.
UBND tỉnh An Giang đã ban hành quyết định về kế hoạch thực hiện Đề án “phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh…
Những cánh lan mỏng manh nhưng đủ sức “mê hoặc” người yêu hoa. Ngoài vẻ đẹp đỏng đảnh, lan còn được xem là loài hoa mang lại giá trị kinh tế cao. Vì vậy, nhiều người đã tìm cách hòa quyện niềm đam mê chơi hoa vào việc kinh doanh, như cách làm của Câu lạc bộ (CLB) Hoa lan Châu Phú (tỉnh An Giang).
Nông dân TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đã mạnh dạn ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Ngày 16/7, tại Hợp tác xã Nông nghiệp Sơn Hòa (xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang) tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn sử dụng phân bón hữu cơ PAN.
Mạnh dạn đổi mới, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; nhạy bén chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhiều nông dân xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) làm giàu trên chính mảnh ruộng, khu vườn của gia đình. Hơn hết, khi có cuộc sống ổn định, nông dân trong xã còn tích cực đóng góp nhân lực, vật lực để phát triển quê hương.
Hơn 2 năm quyết định đầu tư số tiền khá lớn cho việc trồng và phát triển dưa lưới trong nhà màng, ông Trần Văn Nghĩa (sinh năm 1958, ngụ ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) rất phấn khởi với hiệu quả mang lại.
Mùa mưa, nông dân trong tỉnh An Giang tất bật xuống giống các loại cây ăn trái, bởi là thời điểm thích hợp nhất trong năm. Tuy nhiên, giai đoạn này, cây trồng dễ bị sâu bệnh gây hại. Nông dân cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm chống úng, hạn chế dịch hại trên cây trồng.
Với tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,5%, mỗi năm Philippines có thêm khoảng 1,2 triệu người, kéo theo nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu gạo tăng mạnh, tạo cơ hội lớn cho các tỉnh sản xuất lúa gạo hàng đầu ở vùng ĐBSCL (Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp...). Khi hợp tác bền vững với thị trường tiêu thụ gạo lớn như Philippines, doanh nghiệp và nông dân yên tâm đầu ra để tập trung nâng cao chất lượng, giá trị ngành hàng lúa gạo.
Ngày 11/7, UBND TX. Tịnh Biên tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới
Kiểm tra công tác chuẩn bị lễ công bố xã Mỹ Khánh đạt nông thôn mới kiểu mẫu
Châu Thành hướng đến “Huyện nông thôn mới”
Xã Bình Phước Xuân, An Thạnh Trung được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao