Thực hiện mục tiêu duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới (NTM) đã đạt của các xã trên địa bàn và phát triển thêm các xã NTM, huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) đang triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
Chỉ có 2 xã nên quá trình hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) khá “nhẹ nhàng” so với các địa phương khác trong tỉnh, “về đích” thứ 2 (sau TP. Châu Đốc). Thế nhưng, đó chỉ là khởi đầu thuận lợi cho chuỗi ngày nỗ lực không ngừng nghỉ, để NTM thực sự mới, cùng tiến trình phát triển đô thị trung tâm.
Ngày 27/2, Chính phủ có Nghị quyết 26/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chính phủ đã có Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong thời gian qua, xây dựng nông thôn mới đã có nhiều chuyển biến theo hướng đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Trong đó, vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc được chú trọng. Tuy nhiên, trước yêu cầu từ thực tế, càng ngày các chỉ tiêu về nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu càng được nâng lên.
Chiều 16/2, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2022 tổ chức cuộc họp xem xét, thảo luận và lấy ý kiến biểu quyết để xét, công nhận các xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới”, “Xã nông thôn mới nâng cao” năm 2022.
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh An Giang Nguyễn Tuấn Dũng đã ký Công văn 165/ANG-THNSKS chỉ đạo các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp đang khởi nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tiếp cận nguồn vốn vay chủ động khi tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Với mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân, UBND huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) sẽ tập trung mọi nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương. Qua đó, góp phần quan trọng hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, tích cực phát triển kinh tế - xã hội và kiến thiết bộ mặt đô thị vùng biên giới.
Chiếm trên 70% dân số, nông dân tỉnh nhà luôn tích cực thi đua lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngày 23/12, UBND huyện Châu Thành tổ chức cuộc họp lấy ý kiến biểu quyết, để đề nghị UBND tỉnh An Giang xét công nhận xã Vĩnh Thành đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022.
Năm 2017, xã Bình Mỹ (huyện Châu Phú) được UBND tỉnh An Giang công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Ngay sau đó, Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Bình Mỹ tăng cường vận động, tuyên truyền người dân tiếp tục đồng lòng xây dựng NTM nâng cao.
Những năm qua, quy chế dân chủ ở cơ sở đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, gắn với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã ký Quyết định 3029/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang đến năm 2025.
Xã Phú Lâm là một trong số địa phương sớm đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) của huyện Phú Tân (tỉnh An Giang). Đến thời điểm này, xã đang giữ vững tốt tiêu chí 19 về quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, chỉ tiêu 19.2 là một chỉ tiêu "động". Để giữ vững kết quả, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương, nhất là hiện nay xã đã cơ bản đạt tiêu chí NTM nâng cao.
Xã Thoại Giang (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đang từng bước xây dựng nông thôn mới (NTM) thông minh, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng NTM hiệu quả và bền vững.
Thời gian qua, xã Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã nỗ lực thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới (NTM), nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn.
Trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), An Giang có đến 108/120 xã nông thôn đạt dưới 5 tiêu chí (chiếm 90%). Qua 10 năm nỗ lực, đến năm 2020 tỉnh có 3/11 đơn vị cấp huyện (huyện Thoại Sơn, TP. Châu Đốc và TP. Long Xuyên) được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM/đạt chuẩn huyện NTM; 61/119 xã NTM, 17 xã NTM nâng cao, 6 ấp NTM; không còn xã dưới 9 tiêu chí. Chương trình xây dựng NTM đã lan tỏa vào đời sống của người dân và được sự hưởng ứng tích cực của toàn xã hội.
Huyện Châu Thành đang phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 3 xã, thị trấn được công nhận đô thị loại IV và trở thành huyện nông thôn mới (NTM) của tỉnh An Giang.
Nhiều cử tri, đại biểu HĐND tỉnh An Giang quan tâm, đề nghị tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong tỉnh. UBND tỉnh vừa tổng hợp, có ý kiến giải trình.
Thời gian qua, nhiều tuyến đường nông thôn được lắp đặt đèn năng lượng mặt trời, mang đậm dấu ấn của tuổi trẻ An Giang. Mỗi công trình mang tên “Thắp sáng đường quê” được hoàn thành, đưa vào sử dụng vừa phục vụ cho việc đi lại thuận tiện của người dân vào ban đêm, vừa góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự (ANTT), thay đổi diện mạo nông thôn.