Với hỗ trợ của drone trong canh tác cây trồng sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ sức khỏe người nông dân tốt hơn, do không trực tiếp phun thuốc. Điều này, cũng hoàn toàn phù hợp chương trình sản xuất lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế SRP, mà Tập đoàn Lộc Trời đang thực hiện.
Theo đó, quá trình thực nghiệm drone phun thuốc trên vùng nguyên liệu, hạt thuốc khi ra khỏi đầu phun có kích cỡ rất nhỏ và mịn. Điều này, sẽ giúp người nông dân giảm thiểu lượng nước thực tế cần dùng, mà vẫn đảm bảo độ trải đều bề mặt và mang lại hiệu quả cao.
Một số lợi ích mà drone mang lại, như: tăng năng suất lao động từ 15 đến 30 lần, giảm giá thành sản xuất, rút ngắn thời gian phun thuốc trên 1 đơn vị diện tích; giảm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật so phun xịt thông thường để phòng trị dịch hại.
Ngoài ra, công nghệ phun li tâm giúp giọt nước xoáy tròn giúp cho việc tiếp xúc sâu bệnh mặt dưới lá hiệu quả hơn; phun thuốc dập dịch nhanh; chủ động thời gian phun thuốc, với khả năng phun thuốc ban đêm.
Phun thuốc chính xác, với việc kiểm soát công nghệ phun trên máy bay, ứng dụng chuẩn đoán dịch hại đồng bộ dữ liệu với máy bay phun tự động vào khu vực có dịch hại; giảm tổn thất sản lượng lúa 150 -200 kg/ha so phun xịt thuốc thông thường, do lúa không bị dẫm đạp…
Tại sự kiện, bên cạnh việc tham quan thực nghiệm drone phun thuốc, bà con nông dân còn trực tiếp tham gia tọa đàm về các vấn đề liên quan đến ứng dụng drone vào phun thuốc quản lý dịch hại trên cây lúa, nhằm có cái nhìn toàn diện hơn về thiết bị bay nông nghiệp.
Nông dân tìm hiểu drone phun thuốc bảo vệ thực vật
Kỹ sư lặp đặt thiết bị và thuốc bảo vệ thực vật lên drone
Thực nghiệm drone phun thuốc trên vùng nguyên liệu
TRUNG HIẾU – DUY ANH