- Tại cuộc họp với các sở, ngành về việc lập dự án đầu tư nhà máy điện mặt trời tại hồ Soài Chek (xã Núi Tôn, Tri Tôn) của Công ty Cổ phần Xây dựng Năng lượng MCD Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng không chấp thuận cho đầu tư dự án; giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp UBND huyện Tri Tôn hỗ trợ nhà đầu tư khảo sát, tìm vị trí khác lập dự án cho phù hợp.
- “Bao phen quạ nói với diều, Vĩnh Thông-cầu sắt có nhiều xác Tây...” là câu hát quen thuộc trong ca khúc “Vĩnh Thông bất diệt” của nhạc sĩ Hiếu Nam khi nhắc đến chiến công vang dội của trận cầu sắt Vĩnh Thông (lấy lời thơ của đồng chí Nguyễn Văn Sa, Chính ủy Liên trung đoàn 126-128). 70 năm đã trôi qua nhưng âm hưởng từ chiến thắng ấy vẫn mãi lưu truyền.
- Tại Đại hội UBMTTQVN huyện Tri Tôn khóa IX (nhiệm kỳ 2019 – 2024), có 61 vị được hiệp thương tham gia Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới.
- UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc mở rộng cụm công nghiệp Lương An Trà (Tri Tôn) vào quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
- Những năm qua, Hội Cựu chiến binh huyện Tri Tôn đã chỉ đạo hội cơ sở chủ động tuyên truyền, vận động hội viên và quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.
- Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi ở xã Châu Lăng (Tri Tôn) có những tác động tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Từ phong trào này đã xuất hiện những mô hình mới, cách làm hay… giúp nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.
- Tri Tôn là vùng đất đặc biệt, có lịch sử lâu đời và truyền thống cách mạng hào hùng. Hướng đến kỷ niệm 40 năm tái lập huyện cũng như lịch sử 180 năm hình thành vùng đất Tri Tôn, huyện đang tập trung vào những công trình chào mừng nhiều ý nghĩa.
- Ngày 13-4, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm, cùng đoàn công tác của huyện đến khảo sát các công trình, dự án trên núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), như: khu vực “Sân Bay” tại “Cáp Nhất” (đỉnh núi Cô Tô, cao 614m); khu vực mốc giới giáp ranh của 3 xã Núi Tô, Cô Tô và Ô Lâm; khu vực Vồ Hội và Di tích lịch sử - cách mạng chùa Vân Long…
- Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết cũng như giá cả nông sản thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ hội viên, nông dân ổn định sản xuất, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao đời sống hội viên, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
- Dự kiến ngày 23-8-2019, huyện Tri Tôn sẽ tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày tái lập huyện gắn với lịch sử 180 năm hình thành vùng đất Tri Tôn. Dịp này, Ban Tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện sẽ trao thưởng cho những logo đạt giải. Yêu cầu của biểu trưng là vừa thể hiện được truyền thống, vừa giới thiệu được thế mạnh du lịch của huyện Tri Tôn.
- Sáng 4-5, Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh khảo sát, kiểm tra các tuyến đường phục vụ phát triển du lịch tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Cùng tham gia đoàn khảo sát có quyền Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
- Sáng 3-5, Ban Thường vụ Huyện ủy Tri Tôn tổ chức lễ trao quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện quản lý.
- Ngày 28-4, tại xã Núi Tô (Tri Tôn) đã diễn ra lễ khánh thành chánh điện chùa Tà Pạ.
- Tháng 4. Mấy tán phượng trổ hoa đỏ rực như thắp lửa trên từng vách đá cheo leo của đồi Tức Dụp (xã An Tức, Tri Tôn). Hòa trong không khí kỷ niệm ngày thống nhất non sông, tôi có dịp trở về căn cứ địa cách mạng này để lắng nghe tiếng gọi của hồn thiêng sông núi, của tinh thần chiến đấu kiên cường mà quân - dân An Giang đã chạm khắc vào lịch sử chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.
- Ngày 20-2-1961, tại chùa Tà Miệt trên (xã Lương Phi, Tri Tôn), Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (UBMTDTGPMNVN) tỉnh An Giang đã chính thức ra mắt. Đây là dấu mốc quan trọng trong tập hợp mọi tầng lớp nhân dân đứng lên theo Đảng, một lòng quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày nay, Nhà bia lưu niệm tại chùa Tà Miệt trên vẫn còn ghi dấu sự kiện hào hùng ấy.
- Địa danh Ô Tà Sóc thuộc xã Lương Phi (Tri Tôn) là một phần của dãy núi Dài, theo tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer có nghĩa là “suối ông Sóc”. Trên Ô Tà Sóc có nhiều hang đá, khe suối nhỏ, những con đường mòn ngoằn ngoèo, được che phủ bởi rừng cây và các loại dây leo chằng chịt, tạo nên địa hình hiểm trở.
- Ngày 24-4, Thường trực Huyện ủy Tri Tôn tổ chức trao quyết định về công tác cán bộ năm 2019.
- Từ nguồn thu nhập chỉ 24,88 triệu đồng/người (năm 2011), đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã Lương Phi (Tri Tôn) đạt 41,362 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo từ 10,14% giảm còn 2,8%. Việc phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) là nỗ lực rất lớn của xã Lương Phi - vùng đất gắn bó với truyền thống cách mạng hào hùng nhưng xuất phát điểm rất khó khăn.
- Xuất thân là giáo viên, nhưng phải chuyển sang công việc khác, trải qua biết bao khó khăn, đến nay, ông Chau An (53 tuổi, nông dân ấp Tô Trung, xã Núi Tô, Tri Tôn) đã có được cuộc sống mà nhiều người mong muốn: kinh tế ổn định, con cái học hành đến nơi đến chốn và có việc làm ổn định.
- Theo UBND huyện Tri Tôn, đơn vị thi công chữ “TRI TÔN” trên Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô) đang nỗ lực hoàn thành các phần việc còn lại như: sơn vẽ, xây dựng hàng rào bảo vệ du khách, lắp đặt hệ thống đèn sử dụng năng lượng mặt trời... Công trình phấn đấu hoàn thiện, đưa vào phục vụ du khách dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 sắp tới.
- Dự kiến tháng 10-2019, huyện Tri Tôn sẽ đăng cai tổ chức Hội đua bò truyền thống Bảy Núi tranh Cúp truyền hình An Giang lần thứ 26. Đây là lần đầu tiên, một sân đua bò chuyên nghiệp, khuôn viên rộng rãi được đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi để du khách thưởng ngoạn loại hình văn hóa - thể thao độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.