Dù cố gắng xoa dịu thế nào đi chăng nữa, vẫn không thể xóa nhòa tổn thương mà đại dịch COVID-19 đã in hằn lên cuộc sống chúng ta. Rất nhiều người vĩnh viễn nằm lại trong năm 2021. Cùng nhìn lại hành trình “trở về” của người tử vong do dịch COVID-19, thông qua hoạt động tiếp nhận, bàn giao tro cốt của lực lượng vũ trang.
Góp phần làm nên bản sắc dân tộc “4 anh em” ở An Giang, đồng bào dân tộc thiểu số Chăm hiện vẫn giữ lại nhiều văn hóa đặc trưng. Trong đó, bên cạnh ẩm thực, thì trang phục là “bề nổi” rõ nét nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Đi qua nhiều địa phương trong tỉnh An Giang, những sạp trái cây đơn sơ ven đường lướt ngang tầm mắt. Đó là đặc trưng vùng miền, khi người ở quê bán những gì họ có, theo kiểu “mùa nào thức nấy”...
Lễ dâng y là một trong số nghi lễ quan trọng gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo Nam tông, mang thông điệp văn hóa của sự cho và nhận trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Chợ Châu Đốc thuộc phường Châu Phú A, nằm ở khu vực trung tâm TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) là điểm đến nổi tiếng khi khách du lịch đến An Giang. Không chỉ được mệnh danh là thủ phủ mắm miền Tây, chợ Châu Đốc còn được coi là “thiên đường” ẩm thực, với nhiều món ăn hấp dẫn “níu chân” du khách gần xa.
Muốn biết “nghề bộ đội” vất vả đến nhường nào, cứ quan sát một buổi huấn luyện của lính trinh sát, đúng theo kiểu “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.
Mùa nước nổi, vùng đầu nguồn An Phú, Tân Châu (tỉnh An Giang) có rất nhiều nghề mưu sinh “ăn theo” con nước. Không chỉ mang lại thu nhập cho cư dân vùng lũ, mùa nước nổi còn là thú vui cho người yêu thiên nhiên, thích trở về với “hương đồng, gió nội”, được đắm mình trong không gian mênh mông sông nước, được thả lưới, giăng câu.
Năm nay lũ lớn, người dân tất bật mang ngư cụ ra đồng khai thác nguồn lợi thủy sản, kiếm thêm thu nhập. Theo dòng thời gian, những con cá, tôm, cua, ốc… từ nơi đồng đất chân quê “bơi” lên phố thị, trở thành món ăn đặc sản vang danh.
8 năm, sau lần đầu tiên ghé thăm xóm hến ở ấp Trung Phú 1 (xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), nay trở lại, xóm hến vẫn khá nhộn nhịp. Bình yên khi sáng sớm và rộn ràng vừa lúc mặt trời qua khỏi rặng tre là đặc trưng vốn có ở xóm hến. Dẫu không giàu có nhưng người dân xóm hến đã có cuộc sống khá ổn định, sung túc.
Trải qua hàng trăm năm, di tích đình Bình Thủy (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) không chỉ là nơi gửi gắm niềm tin, điểm tựa tinh thần của người dân địa phương để mong cầu cuộc sống bình an, no ấm, mà đây còn là kiến trúc nghệ thuật mang giá trị văn hóa, lịch sử gắn với quá trình khai hoang, lập làng trên vùng đất cù lao Năng Gù xưa.
Mấy hôm nay, nước lũ tràn đồng An Phú (tỉnh An Giang) tràn về nhiều đoạn đường dân sinh, mấp mé leo lên bậc thang của nhà sàn. Không thể đuổi con nước rời đi sớm, thì mọi người cứ “sống chung với lũ”. Mặc kệ nước lẩn quẩn bên chân, người nào làm việc nấy. Ở chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19 cũng vậy…
Từng một thời là “thủ phủ” của nghề đương đệm bàng, thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) được biết đến là nơi cung cấp các sản phẩm tỉ mỉ, chất lượng từ loài cây hoang dại này. Theo thời gian, nghề đương đệm bàng dần mai một bởi nhu cầu sử dụng của xã hội không còn nhiều như trước.
Mùa lũ đang ào ạt đổ về đầu nguồn. Đó cũng là lúc người lớn ngụp lặn mưu sinh, còn con trẻ ngụp lặn đi tìm chữ. Trường gần thôi, mà bỗng hóa xa xôi, khi nước xóa nhòa mọi ranh giới…
Đến với TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) là đến với thủ phủ mắm. Nơi đây là “thiên đường” dành cho người sành ăn mắm. Mắm được bày bán khắp nơi, đủ chủng loại, giá cả, với số lượng “bao nhiêu cũng có”...
Có người nói, “cụ da” ở thị trấn Long Bình (huyện An Phú, tỉnh An Giang) chừng hơn 300 tuổi, rồi cũng có số liệu nói “cụ” gần 400 tuổi rồi. Tuy nhiên, kệ thời gian, ước lượng của con người, “cụ” cứ bình thản mà trụ vững ở miền biên giới, chứng kiến sự đổi thay của xứ sở này...
Sự tĩnh lặng yên ả của mặt nước, sự bình yên của các tuyến đường tạo nên khung cảnh thơ mộng cho hồ Nguyễn Du (phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang)...
Khu du lịch Mỹ Luông (huyện Chợ Mới) - địa điểm check-in du lịch mới lạ ở An Giang trong thời gian gần đây...
Thầy và trò Trường Tiểu học Nguyễn Du (TP. Long Xuyên) vừa tổ chức các hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang. Qua đó, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc và của tỉnh An Giang, đồng thời phát huy vai trò tổ chức Đội…
Những ngày giữa tháng 10/2022, lũ đầu nguồn sông Cửu Long đạt đỉnh. Trên những cánh đồng xả lũ ở An Giang, nước tràn đồng, mang theo rất nhiều nguồn lợi thủy sản tự nhiên và người dân bước vào mùa mưu sinh theo con nước.
Ngày mưa tháng 10, có 2 người lính già đến thăm Đội K93 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang). Hành trang họ mang đến là ký ức chồng chất của những năm tháng bơm rơi đạn nổ, là nỗi nhớ thương đồng đội đã hy sinh – mãi đến nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt.