Đặc điểm của hợp tác xã (HTX) là có bộ máy tổ chức hoạt động chuyên nghiệp, trong khi các chi hội nông dân nghề nghiệp lại nhỏ gọn, dễ tập hợp nông dân trên tinh thần tự nguyện; cả 2 đều cần liên kết với doanh nghiệp (DN) trong sản xuất, tiêu thụ. Nếu xây dựng thành công mô hình “3 trong 1” (chi hội nông dân nghề nghiệp - HTX - DN) trên cùng một địa bàn thì sẽ bổ trợ cho nhau để phát triển chuỗi liên kết giá trị bền vững.
Giai đoạn 2024 - 2026, Hội Nông dân xã Châu Phong (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) tập trung nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi tại địa phương. Trong đó, đặc biệt quan tâm phát triển các mô hình kinh tế hợp tác gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao đời sống nông dân.
Khi được triển khai hiệu quả tại An Giang, đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta lúa) sẽ đáp ứng được 3 trụ cột phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường. Trong hệ sinh thái lúa gạo, các bên tham gia cùng chia sẻ lợi ích, hướng đến nền kinh tế xanh, bền vững.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được Hội Nông dân xã Bình Thạnh (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) triển khai sâu rộng, thu hút đông đảo nông dân tham gia, với nhiều mô hình hiệu quả. Qua đó, nâng cao đời sống nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hơn 1 tháng nay, những nông dân trồng nhãn phát tài ở xã Vĩnh Nhuận (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) gặp khó khăn do không tiêu thụ được giống nhãn này. Dù có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản nhưng đến hạn thu hoạch, công ty liên kết lại không đến thu mua.
Trong triển khai đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, hợp tác xã (HTX) đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua HTX, đảm bảo nông dân tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, tăng cường liên kết với doanh nghiệp (DN) để xây dựng chuỗi giá trị bền vững.
Sáng 21/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, tại An Giang.
Đất nước ta với lợi thế nông nghiệp, sản xuất lúa nước chiếm khoảng 50% tổng lượng phát thải trong nông nghiệp. Có nhiều nguyên nhân làm tăng phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa từ việc sử dụng nước, mật độ gieo sạ, tỷ lệ bón phân chưa đúng cách…
Nằm ở vùng sâu của huyện Phú Tân (tỉnh An Giang), từ một nơi “khỉ ho, cò gáy”, xã Phú Long hôm nay đã vươn mình phát triển. Chỉ có thế mạnh là nông nghiệp, địa phương đã xây dựng phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi ngày càng lan tỏa. Lực lượng nông dân giỏi phát huy vai trò chủ thể trong các phong trào thi đua yêu nước, phát huy dân chủ, tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ cần cù, siêng năng, hội viên, nông dân xã miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã khai thác tốt tiềm năng của địa phương, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... từng bước thoát nghèo, làm giàu từ mảnh đất quê hương...
Với dự án “Xây dựng kế hoạch và thiết lập chuỗi lúa gạo (SRP) nông hộ nhỏ bền vững ở ĐBSCL”, Chính phủ Úc cùng các đối tác dành nguồn tài trợ hơn 3,26 triệu USD để xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao và bền vững cho vùng ĐBSCL, có kết hợp với doanh nghiệp (DN) trong việc duy trì chuỗi và tạo thị trường ổn định trong thời gian dài.
Bám sát đặc điểm, lợi thế địa phương, các cấp hội nông dân trên địa bàn TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận vốn vay ưu đãi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, triển khai nhiều mô hình kinh tế hiệu quả nhằm phát triển sản xuất - kinh doanh (SXKD), tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
“Dự án “Nghiên cứu về đồng bằng” được thiết kế trong 5 năm (từ 2019 - 2024), với mục tiêu đảm bảo an toàn và bảo vệ tương lai cho vùng ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Nghiên cứu và áp dụng các mô hình sử dụng tài nguyên hợp lý, vận hành hiệu quả cùng với sự tham gia của cộng đồng địa phương và giới khoa học để tạo ra những kiến thức mới và các chính sách ứng dụng" - PGS.TS Võ Văn Thắng (Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) cho biết.
Sáng 14/6, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh An Giang phối hợp Hội Nông dân huyện Châu Phú tổ chức tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp năm 2024 cho 90 nông dân ở huyện Châu Phú.
Mục tiêu đến năm 2030, An Giang duy trì diện tích nuôi thương phẩm cá tra đạt 1.600ha, giá trị sản xuất trên 10.000 tỷ đồng, chiếm 80% giá trị xuất khẩu thủy sản. Tỉnh khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đầu tư xây dựng chuỗi liên kết với sản lượng tiêu thụ ổn định 500.000 tấn/năm.
Ngày 12/6, Hội Nông dân huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) chọn Hội Nông dân xã Châu Lăng làm điểm tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi lần thứ X, giai đoạn 2022 - 2024. Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Nguyễn Minh Đức đã đến dự.
Qua công tác thanh, kiểm tra, giám sát cho thấy, việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở, doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang ngày càng tốt hơn. Dù hoạt động kinh doanh có những lúc khó khăn nhưng các cơ sở không vì lợi nhuận mà coi thường sức khỏe người tiêu dùng.
Để hướng đến nền nông nghiệp phù hợp sự phát triển của đô thị cũng như phát huy thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Dưới sự đồng hành của ngành nông nghiệp và địa phương, những năm qua, nông dân trên địa bàn TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) từng bước thay đổi tư duy, năng động hơn trong sản xuất nông nghiệp.
Giai đoạn 2022 - 2024, nông dân phường An Phú (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) tích cực phấn đấu thi đua sản xuất – kinh doanh (SXKD) giỏi. Qua đó, đóng góp tích cực vào mục tiêu nâng cao đời sống, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tại địa phương.
45 năm xây dựng và phát triển, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) An Giang đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh, cung cấp kịp thời các luận cứ khoa học phục vụ cho lãnh đạo tỉnh hoạch định các chủ trương, giải pháp, chính sách phát triển các lĩnh vực. Hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ là một trong giải pháp thiết thực, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, ứng dụng và thương mại hóa kết quả nghiên cứu công nghệ.
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới
Kiểm tra công tác chuẩn bị lễ công bố xã Mỹ Khánh đạt nông thôn mới kiểu mẫu
Châu Thành hướng đến “Huyện nông thôn mới”