Biến đổi khí hậu đã tác động rất lớn đến đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng thượng nguồn như Đồng Tháp, An Giang nói riêng. Nhờ sự hỗ trợ của Dự án Chống chịu biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững ĐBSCL (MD-ICRSL), sinh kế mùa lũ, nhất là 2 vụ lúa - 1 vụ cá được xem là mô hình hiệu quả, mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân vào mùa nước nổi.
Thông qua dự án “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh”(GIC), nông dân, thành viên hợp tác xã (HTX) trong tỉnh được tiếp cận với loại hình canh tác tiến bộ, hiệu quả; tập huấn nâng cao năng lực quản trị, định hướng kinh doanh, tính toán và quyết định sản xuất dựa trên tín hiệu thị trường, hợp đồng tiêu thụ nông sản… Từ đó, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nông dân.
Liên kết ấy được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức tổ chức, doanh nghiệp (DN) ký kết hợp đồng liên kết sản xuất - tiêu thụ với tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX). HTX trở thành cầu nối, mắt xích quan trọng, gắn kết nông dân và DN, thúc đẩy quá trình thực hiện chuỗi liên kết.
Ngày 26/5, Hội Nông dân TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) tiến hành Đại hội đại biểu Hội Nông dân TP. Châu Đốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2023 - 2028). Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Võ Chí Hùng; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Châu Đốc Đinh Văn Bảo; Phó Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc Phạm Văn Phúc; cùng 100 đại biểu đại diện cho 1.968 cán bộ, hội viên nông dân TP. Châu Đốc dự đại hội.
Trong 2 ngày 25 và 26/5, Hội Nông dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XII (nhiệm kỳ 2023-2028), với chủ đề “Đoàn kết – Sáng tạo – Liên kết – Phát triển”.
Trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Châu Phú (tỉnh An Giang), bên cạnh sự lãnh đạo, điều hành của Đảng bộ, chính quyền địa phương, còn có sự nỗ lực, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân. Trong đó, nông dân giữ vai trò quan trọng về phát triển kinh tế nông nghiệp.
Định hướng của An Giang trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp (DN) lên môi trường số, giúp họ thụ hưởng trực tiếp lợi ích của chuyển đổi số. Tỉnh từng bước tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”.
Thời gian qua, nông dân huyện Châu Phú mạnh dạn ứng dụng thiết bị bay không người lái (drone) vào sản xuất, giúp tiết kiệm (chi phí đầu vào, nước, thời gian), nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường và sức khỏe chính mình.
Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL được kỳ vọng tạo đột phá mới cho ngành lúa gạo đất “Chín Rồng”. Vốn có thế mạnh về cây lúa, giờ đây An Giang có thêm sự ủng hộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sự vào cuộc của lãnh đạo tỉnh, sự đồng hành của doanh nghiệp (DN) đầu tàu.
Hơn 1 tháng qua, vườn dâu da 9 Hoàng (ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) luôn nhộn nhịp khách tham quan, du lịch (DL). Vài cơn mưa đầu mùa giúp vườn cây thêm xanh tốt, tăng vị ngọt cho trái dâu. Đây là mô hình DL sinh thái do lão nông Trần Văn Hoàng (62 tuổi) ấp ủ nhiều năm, thực hiện trên đất lúa kém hiệu quả của gia đình.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang vừa trả lời kiến nghị cử tri (gửi đến tại kỳ họp thứ 8 và thứ 11 HĐND tỉnh) những lĩnh vực do đơn vị phụ trách.
Sáng 23/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”. Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang Thái Thúy Xuân đã đến dự.
Để gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, TP. Châu Đốc tiếp tục triển khai nhiều giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại. Qua đó, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa nâng chất cuộc sống người dân.
Làm nông dân có phải là kinh doanh? Đó là một trong 11 chuyên đề được giới thiệu tại lớp học kinh doanh cho gần 500 hội viên phụ nữ (đang trực tiếp sản xuất lúa, nếp huyện Châu Thành, Phú Tân, Thoại Sơn và Tri Tôn).
Giải quyết đầu ra cho nông sản là bài toán rất quan trọng, đảm bảo sản xuất và cung ứng nông sản cho thị trường một cách bền vững. Cách làm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang) phần nào tìm đầu ra cho nông sản, bảo vệ quyền lợi nông dân.
Truyền nghề và nối nghiệp là câu chuyện của cơ sở mắm Út Nhanh (ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang). Con mắm và nước mắm từng là kế sinh nhai nhỏ lẻ của gia đình vùng quê đầu nguồn. Đến nay, hương vị mặn mòi theo thời gian đã được các thế hệ phát triển thành sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chị Châu Thị Nương (ngụ ấp Tân Bình, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) xây dựng hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái kết hợp trồng nấm ăn và nấm dược liệu. Mô hình kết hợp này mang về hàng tỷ đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Huyện ủy, UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) tăng cường chỉ đạo, tập trung hỗ trợ các xã giải quyết khó khăn, xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, huyện NTM. Đồng thời, điều chỉnh kế hoạch, giải pháp thực hiện phù hợp, với quyết tâm chính trị cao nhất, đưa Chợ Mới đạt huyện NTM vào năm 2025.
Thời gian qua, An Giang quan tâm, hỗ trợ hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX ứng dụng khoa học - công nghệ và chuyển đổi số, phục vụ sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị hàng hóa trong phát triển kinh tế tập thể.
Là nội dung buổi tọa đàm, đối thoại, do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức vào ngày 12/5.
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới