Chiều 7/9, thông tin từ Kiểm toán nhà nước cho biết, qua kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 13 địa phương trên cả nước, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng; đồng thời, yêu cầu các địa phương được kiểm toán, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan phải chấn chỉnh nhiều bất cập, thiếu sót nhằm nâng cao hiệu quản quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư cho Chương trình.
Đây là nội dung quan trọng được huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) quan tâm thực hiện trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Qua đó, tạo chuyển biến tích cực trong Nhân dân về bảo vệ môi trường, thay đổi diện mạo vùng quê thêm tươi đẹp, tạo môi trường sống văn minh, lành mạnh.
“Thông minh” nằm ở chỗ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Nhờ số hóa, người dân được thụ hưởng thành tựu về y tế, giáo dục (khám, chữa bệnh từ xa, học bạ điện tử…); đưa sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) tiếp cận sàn thương mại điện tử, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị.
Thời gian qua, các cấp hội nông dân huyện Thoại Sơn tích cực vận động hội viên, nông dân phát huy vai trò chủ thể, tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đạt nhiều kết quả tích cực.
Người dân ở huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) vô cùng phấn khởi khi huyện được công nhận huyện nông thôn mới (NTM) và sớm trở thành huyện nông thôn mới nâng cao (NTMNC).
Sáng 11/8, tại TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác giám sát của MTTQVN trong xây dựng nông thôn mới” khu vực ĐBSCL. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh; Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng chủ trì hội nghị, cùng cán bộ Mặt trận 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đã đến dự.
Dù còn nhiều khó khăn, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) vẫn quyết tâm hỗ trợ xã Lạc Quới đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2023. Với xã biên giới này, NTM không chỉ giúp thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, mà còn tạo động lực để người dân gắn bó, phối hợp cùng địa phương và các lực lượng bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh cho biết, căn cứ Quyết định 1796/QĐ-BNN-VPĐP, ngày 9/4/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt danh mục mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo (thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đợt 1), tỉnh An Giang được phê duyệt 2 nhóm mô hình thí điểm, đang được triển khai thực hiện.
Đó là cách nói vắn tắt của 4 đề án do Ban Thường vụ Huyện ủy Chợ Mới (tỉnh An Giang) phát động. Qua 3 năm triển khai thực hiện, huy động nguồn lực xã hội đóng góp số tiền trên 190 tỷ đồng, địa phương xây dựng 93 cây cầu bê-tông nông thôn; 1.621 căn nhà Đại đoàn kết, nhà Tình thương; xây dựng mới, nhựa hóa, bê-tông hóa 133 tuyến đường; trồng 170 tuyến đường hoa.
Ngày 4/8, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) Nguyễn Tấn Phong đã kiểm tra tiến độ thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới tại xã Vĩnh An.
Xã Phú Bình (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2016, đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2020, đang xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Trong quá trình đó, Hội Nông dân xã phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của hội viên, nông dân trong lao động sản xuất.
6 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) đạt kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Trong 25 nhóm chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện năm 2023 đề ra, có 6 chỉ tiêu đạt và vượt, 7 chỉ tiêu đạt trên 60%; các chỉ tiêu còn lại đang tập trung thực hiện, đảm bảo đạt tiến độ.
Muốn giải quyết được câu chuyện “ly nông bất ly hương”, phải làm sao để người dân nông thôn sống được ngay tại quê hương mình, không phải “tha phương cầu thực”. Ngay cả những người đã chấp nhận đi xa, vẫn có thể quay về, ổn định sinh kế trên vùng nông thôn mới (NTM).
Với phương châm xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục, có điểm khởi đầu mà không có kết thúc. Cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đã chung sức, đồng lòng, chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực xây dựng lộ trình thực hiện một cách cụ thể, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, quyết tâm xây dựng “Huyện NTM Châu Thành” vào năm 2025.
Ngày 20/7, đoàn công tác Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh An Giang đã đến kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng xã NTM nâng cao tại xã Lương An Trà (huyện Tri Tôn); tham quan Nhà máy gạo Hạnh Phúc, mô hình trồng chanh không hạt trên địa bàn xã.
Ngày 17/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Phó trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị.
Sáng 17/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2021-2025. Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Sĩ Lâm chủ trì tại điểm cầu An Giang.
“Muốn có nông thôn mới (NTM) thì phải có con người mới”, “Hiến đất cũng giống như hiến máu vậy, là việc làm rất ý nghĩa. Hiến máu là cho một phần cơ thể, người khác mang đi; còn hiến đất thì đất vẫn còn đó, trở thành con đường khang trang cho mình và bà con sử dụng, đâu bị mất”… Đó là những câu thoại gây ấn tượng đặc biệt với người xem, trong hội thi tiểu phẩm về xây dựng NTM vừa được tỉnh An Giang tổ chức.
Các tuyến đường được trải nhựa thông thoáng, sạch sẽ. Hệ thống đèn giao thông, trường học, trạm y tế được đầu tư xây dựng khang trang. Người dân phấn khởi, hăng hái, thi đua học tập, lao động sản xuất… Đó là nhịp sống ở xã nông thôn mới (NTM) nâng cao Bình Thành (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) hôm nay.
Chiều 7/7, đoàn công tác huyện Thạnh Trị (tỉnh Sóc Trăng), do Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Sơn Sương và Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lê Thanh Chúc dẫn đầu, đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang). Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Đỗ Minh Trí chủ trì buổi tiếp đoàn.