Với dự án “Xây dựng kế hoạch và thiết lập chuỗi lúa gạo (SRP) nông hộ nhỏ bền vững ở ĐBSCL”, Chính phủ Úc cùng các đối tác dành nguồn tài trợ hơn 3,26 triệu USD để xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao và bền vững cho vùng ĐBSCL, có kết hợp với doanh nghiệp (DN) trong việc duy trì chuỗi và tạo thị trường ổn định trong thời gian dài.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) ngày càng đi vào thực chất bởi các mục tiêu đề ra từ chương trình, như: Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ…
Trước nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Bám sát đặc điểm, lợi thế địa phương, các cấp hội nông dân trên địa bàn TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận vốn vay ưu đãi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, triển khai nhiều mô hình kinh tế hiệu quả nhằm phát triển sản xuất - kinh doanh (SXKD), tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
“Dự án “Nghiên cứu về đồng bằng” được thiết kế trong 5 năm (từ 2019 - 2024), với mục tiêu đảm bảo an toàn và bảo vệ tương lai cho vùng ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Nghiên cứu và áp dụng các mô hình sử dụng tài nguyên hợp lý, vận hành hiệu quả cùng với sự tham gia của cộng đồng địa phương và giới khoa học để tạo ra những kiến thức mới và các chính sách ứng dụng" - PGS.TS Võ Văn Thắng (Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) cho biết.
Sáng 14/6, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh An Giang phối hợp Hội Nông dân huyện Châu Phú tổ chức tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp năm 2024 cho 90 nông dân ở huyện Châu Phú.
Mục tiêu đến năm 2030, An Giang duy trì diện tích nuôi thương phẩm cá tra đạt 1.600ha, giá trị sản xuất trên 10.000 tỷ đồng, chiếm 80% giá trị xuất khẩu thủy sản. Tỉnh khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đầu tư xây dựng chuỗi liên kết với sản lượng tiêu thụ ổn định 500.000 tấn/năm.
Ngày 12/6, Hội Nông dân huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) chọn Hội Nông dân xã Châu Lăng làm điểm tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi lần thứ X, giai đoạn 2022 - 2024. Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Nguyễn Minh Đức đã đến dự.
Qua công tác thanh, kiểm tra, giám sát cho thấy, việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở, doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang ngày càng tốt hơn. Dù hoạt động kinh doanh có những lúc khó khăn nhưng các cơ sở không vì lợi nhuận mà coi thường sức khỏe người tiêu dùng.
Để hướng đến nền nông nghiệp phù hợp sự phát triển của đô thị cũng như phát huy thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Dưới sự đồng hành của ngành nông nghiệp và địa phương, những năm qua, nông dân trên địa bàn TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) từng bước thay đổi tư duy, năng động hơn trong sản xuất nông nghiệp.
Giai đoạn 2021 - 2025, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) ghi nhận nhiều thuận lợi và khó khăn. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, huyện đề ra phương hướng và chỉ đạo các xã, ngành thực hiện bằng giải pháp cụ thể để quyết liệt thực hiện trong thời gian tới.
Giai đoạn 2022 - 2024, nông dân phường An Phú (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) tích cực phấn đấu thi đua sản xuất – kinh doanh (SXKD) giỏi. Qua đó, đóng góp tích cực vào mục tiêu nâng cao đời sống, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tại địa phương.
45 năm xây dựng và phát triển, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) An Giang đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh, cung cấp kịp thời các luận cứ khoa học phục vụ cho lãnh đạo tỉnh hoạch định các chủ trương, giải pháp, chính sách phát triển các lĩnh vực. Hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ là một trong giải pháp thiết thực, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, ứng dụng và thương mại hóa kết quả nghiên cứu công nghệ.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp An Giang tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến liên kết, tiêu thụ cây ăn trái, cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, ngành quan tâm tăng cường mối liên kết doanh nghiệp (DN) tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, để sản xuất ổn định, tăng giá trị nông sản và đảm bảo đầu ra ổn định cho cây ăn trái.
Chiều 7/6, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì Hội nghị sơ kết hoạt động ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Với vùng nguyên liệu cây ăn trái hơn 20.000ha, được thiên nhiên ưu đãi điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng, An Giang đáp ứng đầy đủ yêu cầu về sản lượng, chất lượng trái cây cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhằm tạo đầu ra ổn định, lâu dài cho sản phẩm trái cây, dự kiến quý III/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ tổ chức hội nghị “Xúc tiến liên kết và tiêu thụ cây ăn trái tỉnh An Giang năm 2024”.
Thời gian qua, việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) được các cấp, ngành quan tâm, triển khai thực hiện hiệu quả.
Nấm mối đen là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng quý, chứa đạm hữu cơ, vitamin, acid amine và nhiều khoáng chất khác. Đây là món ăn bổ dưỡng, không hóa chất độc hại trong thời buổi khan hiếm thực phẩm an toàn như hiện nay. Trồng nấm mối đen theo hướng tuần hoàn khép kín mở ra hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
Ngày 5/6, Hội Nông dân xã Bình Thành (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi lần thứ VII (giai đoạn 2022-2024).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang cho biết, dự kiến quý III/2024, sở sẽ tổ chức Hội nghị “xúc tiến liên kết và tiêu thụ cây ăn trái tỉnh An Giang năm 2024”, với quyết tâm xây dựng An Giang thành điểm đến tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp.