Để phát triển ngành dược liệu, An Giang đang triển khai các giải pháp phát triển ngành hàng dược liệu theo chuỗi giá trị, gắn với bảo tồn các nguồn gen đối với các loài dược liệu có giá trị kinh tế và quảng bá, phát triển du lịch, nhất là vùng Bảy Núi.
Thổ nhưỡng An Giang thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây ăn trái. Thời gian qua, hoạt động liên kết, tiêu thụ cây ăn trái được quan tâm; doanh nghiệp (DN) đầu tư, xúc tiến liên kết tại các vùng chuyên canh phát triển quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Chưa bằng lòng với thành quả đạt được, tỉnh đang ấp ủ giấc mơ đem “cây nhà lá vườn” vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, phủ rộng trên thế giới.
Sáng 25/9, Hội Nông dân huyện Châu Thành tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi lần thứ XI, giai đoạn 2022 - 2024. Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Nguyễn Minh Đức; Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Châu Thành Từ Thanh Khiết; Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Nguyễn Tấn Phong và hơn 150 đại biểu nông dân giỏi đại diện cho hơn 22.846 nông dân giỏi toàn huyện tham dự.
Để phát triển bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), An Giang tăng cường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Chợ Mới tiếp tục phát triển, tình hình tiêu thụ nông sản thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Diện tích xuống giống lúa giảm nhẹ so cùng kỳ do chuyển dịch; thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp nhu cầu thực tế của thị trường. Địa phương đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, giúp nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh thị trường.
Về xã Tân Lợi (TX. Tịnh Biên) hỏi thăm ông Lê Thanh Long hầu như ai cũng biết. Với người dân Tân Lợi, ông Long là điển hình cho ý chí vươn lên làm giàu từ vùng đất khó, tích cực khi tham gia hoạt động xã hội - từ thiện tại địa phương.
Ngày 24/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị liên kết và xúc tiến, tiêu thụ cây ăn trái tỉnh An Giang năm 2024. Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Lê Văn Thiệt, Phó Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam Nguyễn Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy cùng hơn 50 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân trong và ngoài tỉnh cùng tham dự.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tri Tôn Nguyễn Hoài An cho biết, thực hiện Kế hoạch 27-KH/HNDTW, ngày 3/4/2024 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về triển khai nền tảng số nông dân Việt Nam năm 2024, Hội Nông dân huyện Tri Tôn đã phát động hội viên nông dân cài đặt, sử dụng ứng dụng (app) “Nông dân Việt Nam”.
Thời gian qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi”, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trở thành phong trào thi đua sôi nổi, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân huyện Châu Phú tham gia. Qua đó, tạo động lực khích lệ nông dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Từ năm 2019 đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã tập trung xây dựng, phát triển các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, giúp hình thành liên kết trong phát triển kinh tế tập thể, xây dựng hình ảnh người nông dân An Giang năng động, sáng tạo, phấn đấu làm giàu trên chính quê hương mình.
Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang hỗ trợ kinh phí gần 120 triệu đồng thực hiện 2 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở: “Nghiên cứu quy trình tăng sinh khối và chế biến bột Probiotic xử lý nước ao nuôi và hỗ trợ điều trị bệnh cho thủy sản” và “Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi sinh khối trùn chỉ (Tubifex sp.) để phục vụ sản xuất giống thủy sản”, do Trường Đại học An Giang chủ trì.
Ngày 20/9, Hội Nông dân TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi lần thứ X, giai đoạn 2022 - 2024. Đến dự có Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Nguyễn Minh Đức; Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch UBMTTQVN TP. Châu Đốc Huỳnh Chí Oanh; Phó Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc Phạm Văn Phúc.
Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ củng cố, duy trì và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung rau màu, rau màu công nghệ cao chủ lực của tỉnh. Đồng thời, sẽ tổ chức lại sản xuất theo hướng tiên tiến, hiện đại và bền vững; trong đó chú trọng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm.
Ngày 19/9, Hội Nông dân huyện Thoại Sơn tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi lần thứ XIV, giai đoạn 2022 - 2024. Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Võ Chí Hùng; Bí thư Huyện ủy Thoại Sơn Nguyễn Như Anh đến dự.
Sáng 19/9, tại Trường Đại học An Giang, Tỉnh đoàn tổ chức Lễ khai mạc chuỗi hoạt động xây dựng nông thôn mới. Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang Phạm Thái Bình, đại diện Ban Dân vân Tỉnh ủy, Tỉnh đoàn cùng 200 học viên là cán bộ đoàn phường, xã, thị trấn và các khóm, ấp của TP. Long Xuyên, huyện Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn, Phú Tân; Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; các bạn sinh viên Trường Đại học An Giang tham dự.
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) kèm theo mưa lũ, tốc độ tăng trưởng GDP những tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại.
Thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Kế hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái năm 2024, hướng tới mục tiêu thúc đẩy sản xuất cây ăn trái chủ lực theo vùng chuyên canh và đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân.
Xác định thế mạnh sản xuất nông nghiệp, những năm qua, huyện Châu Thành tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất theo hướng bền vững. Trong đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp được xác định là nhiệm vụ cấp thiết nhằm làm cho chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa nông sản nâng lên và tăng lợi nhuận cho nông dân.
Thời gian qua, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ đậu nành rau giữa Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) với các địa phương và nông dân trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực, hiệu quả kinh tế cao. Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, sự đồng thuận của nông dân, diện tích trồng được mở rộng từng năm… Qua đó, góp phần cải tạo đất, tăng giá trị sản xuất, lợi nhuận…
Với mục tiêu cụ thể trong từng năm, UBND huyện Phú Tân đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 12.400ha trong “Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” (gọi tắt là Đề án 1 triệu héc-ta) trên địa bàn tỉnh.
Chợ Mới xây dựng huyện nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới ở huyện Châu Phú
Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ xây dựng huyện nông thôn mới tại Chợ Mới
Tập huấn xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch
Khởi sắc nông thôn mới An Giang
Phú Tân chỉnh trang nông thôn và đô thị
Tân Phú xã hội hóa xây dựng cầu nông thôn