Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững, phù hợp nhu cầu thực tế, chính quyền xã Vĩnh Xương (TX. Tân Châu) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi đất lúa, vườn tạp kém hiệu quả sang canh tác cây trồng giá trị cao. Qua đó, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.
Từ một tổ hợp tác (THT) gặp nhiều khó khăn, Hợp tác xã (HTX) sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tân Lập (huyện Tịnh Biên) vươn lên, trở thành điểm sáng trong xây dựng kinh tế hợp tác. Kết quả này có được một phần nhờ sự hỗ trợ kịp thời của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) tại An Giang.
Ở TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) thời gian qua, việc sản xuất liên vụ, kéo dài đã ảnh hưởng nghiệm trọng đến năng suất, chất lượng của cây trồng. Đất bị bạc màu, cạn kiệt dinh dưỡng.
Chiếm diện tích không lớn, nhưng thủy sản mang lại giá trị cao hơn nhiều so với các loại cây trồng, vật nuôi khác. Do đó, cần chủ động giám sát dịch bệnh trên thủy sản nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) “sốt giá” là vấn đề được nhắc đến liên tục nhiều tháng qua. Bởi đây là mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.
Ngày 4/1, tại Liên hiệp hợp tác xã Tri Tôn (huyện Tri Tôn) và Tập đoàn Lộc Trời tổ chức tổng kết giai đoạn 1 Chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”, đồng thời phát động giai đoạn 2. Đại diện Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Tri Tôn, 6 hợp tác xã ở 3 huyện: Tri Tôn, Thoại Sơn và Phú Tân đã tham dự sự kiện.
Ngày 4/1, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang Huỳnh Đào Nguyên chủ trì Hội nghị tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2022, đề xuất nhân rộng và triển khai kế hoạch khuyến nông năm 2023. Đại diện các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Trạm Khuyến nông 11 huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và nông dân trên địa bàn An Giang tham dự.
Với kết quả tích cực của mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau màu, tỉnh An Giang quyết định mở rộng sản phẩm rau màu trong năm 2013.
Những ngày này, nhiều nhà vườn trồng quýt đường ở xã Bình Thành (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) tập trung cắt bỏ quýt nhỏ, da xấu, chăm sóc cây cho vụ quýt Tết năm 2023.
Đây là năm đầu tiên, nông dân canh tác lúa mùa nổi ở xã Vĩnh Phước và Lương An Trà (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) vừa trúng mùa, vừa được bao tiêu giá cao. Cũng là năm đầu tiên, lúa mùa nổi được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Đây là những khởi đầu thuận lợi để triển khai giải pháp nâng giá trị lúa mùa nổi.
Khi triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ, Hội Nông dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) và các cơ sở hội đã giúp hội viên nông dân tiếp cận với mô hình sản xuất mới, hiệu quả; ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; nguồn vốn vay ưu đãi… Qua đó, hội viên có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Đây là hướng đi được nhiều nông dân lựa chọn, bởi vừa có thể bán được nông sản, vừa có thêm thu nhập từ dịch vụ khác. Anh Nguyễn Văn Út và chị Nguyễn Thị Diễm Trang (ngụ xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) phát triển cây trồng mới, chưa được trồng tại địa phương, nên du khách rất thích thú khi đến tham quan, trải nghiệm.
Thời gian qua, xã Bình Thạnh (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) phát huy tốt các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (NTM). Qua đó, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, giữ gìn truyền thống tốt đẹp vùng quê.
Mong muốn cải thiện kinh tế, nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích đất, anh Trần Hoàng Giang (sinh năm 1990, ngụ xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) mạnh dạn trồng giống lúa Nhật liên kết chất lượng cao, ứng dụng công nghệ phun bằng máy bay điều khiển từ xa qua điện thoại di động.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư vừa ký quyết định phê duyệt kết quả thực hiện kế hoạch “Điều tra, thống kê lập danh mục loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh An Giang và đề xuất giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn”.
Trong số sản phẩm kem trái cây của cơ sở Gia Định (xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), kem vị sầu riêng được thị trường ưa chuộng. Món quà vặt thuở thơ ấu của thế hệ 8X, 9X này được gia đình anh Đỗ Việt Quốc phát triển thành sản phẩm hiện đại, nâng chuẩn để đạt tiêu chí sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Năm 2022, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại huyện miền núi Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đạt được kết quả tích cực. Theo đó, huyện tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển các nhóm sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả chương trình.
Chiều 25/12, TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II (TP. Hồ Chí Minh) đã tham quan mô hình lúa mùa nổi ở hai xã Vĩnh Phước và Lương An Trà (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang); trao đổi với nông dân về ý tưởng nâng cao giá trị mô hình “Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp".
Sáng 23/12, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) phối hợp Sở NN&PTNT An Giang tổ chức Hội nghị hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn thực đối với thủy sản xuất khẩu. Lãnh đạo và chuyên viên các cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến an toàn thực phẩm; đại diện các cơ sở nuôi cá tra cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp tham dự hội nghị.
Ngày 23/12, Hội Nông dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) tổ chức Hội nghị lãnh đạo huyện gặp gỡ nông dân 18 xã, thị trấn trên địa bàn lần II/2022.
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới