Trong số sản phẩm kem trái cây của cơ sở Gia Định (xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), kem vị sầu riêng được thị trường ưa chuộng. Món quà vặt thuở thơ ấu của thế hệ 8X, 9X này được gia đình anh Đỗ Việt Quốc phát triển thành sản phẩm hiện đại, nâng chuẩn để đạt tiêu chí sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Năm 2022, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại huyện miền núi Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đạt được kết quả tích cực. Theo đó, huyện tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển các nhóm sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả chương trình.
Chiều 25/12, TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II (TP. Hồ Chí Minh) đã tham quan mô hình lúa mùa nổi ở hai xã Vĩnh Phước và Lương An Trà (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang); trao đổi với nông dân về ý tưởng nâng cao giá trị mô hình “Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp".
Sáng 23/12, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) phối hợp Sở NN&PTNT An Giang tổ chức Hội nghị hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn thực đối với thủy sản xuất khẩu. Lãnh đạo và chuyên viên các cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến an toàn thực phẩm; đại diện các cơ sở nuôi cá tra cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp tham dự hội nghị.
Ngày 23/12, Hội Nông dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) tổ chức Hội nghị lãnh đạo huyện gặp gỡ nông dân 18 xã, thị trấn trên địa bàn lần II/2022.
Trước nhu cầu người chơi phong lan ngày càng nhiều, Chi hội Hoa lan tỉnh An Giang đã ra đời. Không chỉ là nơi gắn kết người đam mê, nhà vườn hoa lan trong tỉnh, đây còn là địa chỉ, diễn đàn uy tín để giao lưu, trao đổi giống lan quý hiếm, chia sẻ kiến thức về hoa lan, đồng thời phát triển kinh tế từ ngành nông nghiệp đô thị này.
10 hội viên nông dân xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) thuộc dự án “Trồng và chăm sóc nhãn xuồng Khánh Hòa” vừa được giải ngân 500 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh An Giang để phát triển sản xuất. Trong đó, mỗi hội viên được vay 50 triệu đồng, thời hạn vay 24 tháng.
Thời gian gần đây, phong trào tự trồng hoa đón Tết quay trở lại. Gần 1 tháng nay, hạt giống hoa, đất sạch, chậu, phân bón được mua bán nhộn nhịp. Hoa vạn thọ, hoa cúc, hoa sống đời… được ưa chuộng vì dễ trồng, ở đâu cũng bừng sức sống.
Trồng hoa, cây cảnh không chỉ tạo vẻ đẹp cho không gian sống, thư giãn tinh thần, mà thu nhập từ nghề này còn giúp nhiều hộ khấm khá, bất kể ở đô thị hay nông thôn.
Ngày 20/12, UBND tỉnh An Giang phối hợp Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Thường trực UBND tỉnh với nông dân năm 2022. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, đại diện doanh nghiệp và khoảng 180 nông dân trên toàn tỉnh đã tham dự sự kiện
Thời gian qua, công tác hội và phong trào nông dân trên địa bàn huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) tiếp tục phát triển tích cực. Các chương trình công tác, phong trào thi đua được triển khai mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Sáng 19/12, tại TP. Long Xuyên, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường - Liên minh HTX Việt Nam phối hợp Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số và bảo vệ môi trường cho các HTX. Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Mạnh Cường; Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường - Liên minh HTX Việt Nam Lê Tuấn An; Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số Nguyễn Đức Nhân; cùng lãnh đạo Liên minh HTX các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ đã đến dự.
Với mục tiêu chia sẻ thông tin, tư vấn kỹ thuật sử dụng phân bón, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, giới thiệu phương pháp sử dụng phân bón hiệu quả cho từng loại cây trồng, Chương trình “Bác sĩ nông học” góp phần đồng hành cùng nông dân nâng cao giá trị nông sản và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Ngày 16/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang tổ chức tập huấn thông tin, tuyên truyền về kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và triển khai các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Là địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất tỉnh, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) đang tập trung khai thác thế mạnh theo hướng thu hút doanh nghiệp (DN) vào đầu tư, phát triển hợp tác xã (HTX), hình thành chuỗi liên kết giá trị. Những mô hình sản xuất lớn xuất hiện ngày càng nhiều.
Có nhiều kinh nghiệm trong quá trình canh tác, thành viên Tổ hợp tác ươm cây giống xã Phú An (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) cung cấp cho thị trường các loại cây giống tốt nhất với giá cả phải chăng. Hơn nữa, việc phát triển mô hình ươm cây giống đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
Ngày 14/12, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoạch sản xuất năm 2023.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Những ngày này, hầu hết nhà vườn trồng bưởi đang ráo riết chăm sóc, để kịp đưa ra thị trường sản phẩm đẹp, chất lượng, phục vụ nhu cầu chưng Tết của người dân.
UBND huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) và các ngành chức năng đang giải quyết kiến nghị của 1 công ty và các hộ nông dân về việc hỗ trợ thiệt hại do xả lũ.
Nhạy bén với thị trường, một số nông dân ở xã Long Kiến (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) quyết định chuyển sang trồng hoa giấy trên nền đất ruộng, nhằm cải thiện kinh tế. Vừa bán gốc nguyên thủy, nông dân còn học hỏi kỹ thuật ghép cành, tạo thêm nhiều màu sắc cho cây, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng đa dạng của người dân, đặc biệt là phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.
Nông thôn Vĩnh Lợi hôm nay
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới