Là địa bàn có miền núi và vùng đồng bào dân tộc, tỉnh Thái Nguyên đã đề ra chủ trương đến năm 2025 có 95% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM), ít nhất sáu đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn hệ thống chính trị đã vào cuộc để thực hiện mục tiêu này, trong đó, công tác dân vận đóng vai trò là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân.
Ngày 29-1, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” huyện Châu Thành (An Giang) phối hợp UBND huyện tổ chức lễ công nhận xã Vĩnh Hanh đạt chuẩn “Xã văn hóa nông thôn mới” năm 2020.
“Trong không khí hân hoan khi mùa xuân về, tôi rất vui mừng, phấn khởi vì nay xã nhà đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao. Đây là niềm vui, tự hào rất lớn. Những năm qua, chính quyền địa phương đề ra nhiều chủ trương, mô hình hay để người dân chúng tôi đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng NTM nâng cao” - ông Nguyễn Thanh Truyền (người dân xã Định Mỹ, Thoại Sơn, An Giang) bày tỏ.
Năm 2019, Đồng Nai là một trong hai địa phương đầu tiên của cả nước được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) và đang tiếp tục dẫn đầu trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, tinh thần vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; nhất là sự đồng lòng, đóng góp nội lực to lớn của nhân dân là nguyên nhân quan trọng làm nên thành công.
Cù lao Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, An Giang) được biết đến là địa phương gắn liền với nông nghiệp, theo quy mô sản xuất vừa và nhỏ, lại “cách trở đò giang”. Từ khi trở thành xã nông thôn mới (NTM) vào năm 2015, xã đã thay đổi rõ nét. Tháng 1-2021, “quả ngọt” lại đến, khi Mỹ Hòa Hưng được công nhận là xã NTM nâng cao. Vẫn là làng quê bình yên thuở nào, nhưng đã khang trang và sung túc hơn trước…
Với nhiều cố gắng, đến cuối năm 2020, An Giang cơ bản đạt mục tiêu kế hoạch cấp nước sạch nông thôn (ước đạt 92,73%). Nỗ lực này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, mà còn đóng góp quan trọng vào xây dựng nông thôn mới.
UBND huyện Thoại Sơn vừa tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã Định Thành đạt chuẩn “Xã nông thôn mới (NTM) nâng cao” năm 2020. Dịp này, nhiều tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng NTM nâng cao của xã Định Thành được UBND tỉnh, UBND huyện Thoại Sơn khen thưởng.
Với sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh đã triển khai mạnh mẽ và đạt được những kết quả khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, kinh tế - xã hội tăng trưởng tốt, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đời sống nhân dân được nâng lên, góp phần giảm nghèo bền vững.
Địa hình xã Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên, An Giang) bằng phẳng, nhưng là điểm thấp trũng, nhiều sông, kênh, rạch chằng chịt, khí hậu thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các vườn cây ăn trái, làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp. Nhiều năm trước, khi bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Mỹ Khánh có xuất phát điểm thấp hơn các địa phương khác.
Năm 2015, xã Vĩnh Phú (Thoại Sơn, An Giang) được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM). Từ đó, Vĩnh Phú luôn giữ vững 19/19 tiêu chí, 49/49 chỉ tiêu xã NTM; đồng thời khơi dậy tiềm năng, lợi thế, phát huy nhiều lĩnh vực đột phá bằng các mô hình sản xuất - kinh doanh hiệu quả, nâng cao đời sống người dân, tiến tới đạt chuẩn xã NTM nâng cao.
Trong bối cảnh ảnh hưởng chung của đại dịch COVID-19, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chợ Mới (An Giang) đã sáng tạo trong cách nghĩ, đổi mới cách làm, thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ vùng nông thôn thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống hội viên phụ nữ, đồng hành cùng địa phương hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xây dựng nông thôn mới (NTM).
Thấm nhuần tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện lời dạy của Người “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” được triển khai quyết liệt, đồng bộ, thu hút toàn dân tham gia hưởng ứng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước.
Với địa bàn rộng, dân cư phân tán, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, tỷ lệ hộ nghèo cao..., công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các xã khó khăn, biên giới của tỉnh Cao Bằng gặp không ít trở ngại. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, góp "sức người, sức của" của nhân dân, công tác xây dựng NTM đạt được nhiều kết quả tích cực. Ðiều này góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi.
Cam Lộ là huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 520/QĐ-TTg, ngày 16-4-2020 công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Hơn một năm sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp ủy, chính quyền, nhân dân tỉnh Nam Định tiếp tục nỗ lực, chủ động không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu, bền vững.
Giai đoạn 2016-2020, với việc đầu tư 800.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng đặc biệt khó khăn đã có nhiều khởi sắc.
Thời gian qua, thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, xã Tân Cương (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ về kết cấu hạ tầng và đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Với việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, Tân Cương đang được chọn xây dựng “Xã nông thôn mới kiểu mẫu” giai đoạn 2021-2025.
Được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2017, xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đang tiếp tục duy trì, nâng chất thành quả đạt được. Trong đó có hoạt động nâng cao đời sống thể dục - thể thao (TDTT) cho người dân.
Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, sau khi hoàn thành xây dựng một năm NTM, cấp ủy và chính quyền xã Mỹ Phú Đông (Thoại Sơn, An Giang) tiếp tục quán triệt tinh thần tích cực, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng NTM nâng cao.
Về thăm xã Hòa Bình Thạnh (Châu Thành, An Giang), chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay của vùng quê này, khi tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực, diện mạo nông thôn nhiều khởi sắc. Với những thành quả đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương ra sức thi đua thực hiện hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, quyết tâm trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2021.