Lợi thế sông nước, gắn với quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng thủy sản, nhiều nông dân trên địa bàn huyện An Phú (tỉnh An Giang) mạnh dạn đầu tư phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên sông. Trong đó, nông dân xã Nhơn Hội đã triển khai mô hình nuôi cá lồng bè mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo ở địa phương.
Hội Nông dân tỉnh An Giang đã triển khai hiệu quả, đưa tín dụng chính sách đến gần hơn với nông dân, góp phần nâng cao thu nhập, đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi ở địa phương.
Xu hướng nông nghiệp mới cho thấy, ứng dụng công nghệ sâu sau thu hoạch là chìa khóa để giảm thiểu chi phí, mở cửa và tiếp cận nhiều thị trường trên thế giới, đồng thời gia tăng giá trị của sản phẩm. Thế nhưng, điều kiện cần và đủ cho chế biến sâu vẫn chưa đáp ứng được tại Việt Nam nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng.
Ngày 2/8, đoàn công tác huyện Đức Linh (tỉnh Bình Thuận), do Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Linh Huỳnh Văn Tú làm trưởng đoàn đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao tại huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang). Phó Chủ tịch UBND huyện Thoại Sơn Phạm Thành Được tiếp và làm việc với đoàn.
Ngày 2/8, Hội Nông dân TX. Tịnh Biên tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi lần thứ XI (giai đoạn 2022-2024), với sự tham dự của 150 đại biểu đại diện nông dân sản xuất – kinh doanh (SXKD) giỏi.
Ngày 2/8, Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị trực tuyến “Tăng cường thực thi các quy định và cam kết về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) trong Hiệp định EVFTA, Hiệp định RCEP và các giải pháp thực hiện”.
Sáng 2/8, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh An Giang Phạm Thái Bình cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 750/QĐ-TTg, ngày 1/8/2024 công nhận huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Với đặc thù đầu nguồn vùng sông nước Cửu Long, An Giang có nhiều lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhằm tổ chức lại sản xuất để đưa ngành thủy sản An Giang phát triển xứng tầm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tăng cường phối hợp với Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang (AFA) trong công tác phát triển thủy sản bền vững.
Ngày 1/8, tổ công tác Ban Kinh tế Trung ương, do Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương) Vũ Mạnh Hùng dẫn đầu đã đến khảo sát và làm việc với tỉnh An Giang về kết quả thực hiện chương trình nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trước tình hình diễn biến mưa, lũ phức tạp, cùng với tập trung thu hoạch dứt điểm vụ hè thu, ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương và nông dân chủ động cho vụ thu đông 2024, đặc biệt là điều kiện sản xuất an toàn, tuân thủ lịch thời vụ xuống giống, biện pháp phòng trừ dịch hại...
Chiều 31/7, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh An Giang khóa X (nhiệm kỳ 2023 - 2028) tổ chức hội nghị lần thứ 5, nhằm sơ kết công tác hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, bàn nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024; bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh An Giang khóa X (nhiệm kỳ 2023 – 2028).
Hiện nay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế toàn cầu, tăng trưởng xanh nói chung, nông nghiệp xanh nói riêng đã dần trở thành xu hướng phát triển chủ đạo. Vì vậy, các đơn vị, cơ quan Nhà nước cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển nông nghiệp xanh.
Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường ngày càng cao về các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất với kỳ vọng tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho nông sản trên thị trường.
Từ mô hình thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL cho thấy, không chỉ đạt hiệu quả cao về kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Khi xây dựng được cơ chế cho thị trường tín chỉ carbon, nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) sẽ thêm lợi ích từ nguồn thu bán tín chỉ carbon, hướng đến phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Chiều 29/7, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang Nguyễn Sĩ Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết ngành NN&PTNT 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2024.
Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) luôn được huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) quan tâm chỉ đạo thực hiện với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các sở, ngành tỉnh và đạt nhiều kết quả tích cực, mang lại hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sản xuất giá thể từ bùn thải đáy ao nuôi cá tra phục vụ trồng rau, màu ở tỉnh An Giang”. Đây cũng là đề tài thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2025.
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Đến 16 giờ ngày 25/7, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có 39.772,7 ha cây trồng bị ngập úng, tăng 16.614,2 ha so với ngày 24/7.
Dù mới gieo trồng ở An Giang nhưng giống lúa Hưng Long 555 phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện sinh trưởng của một số địa phương trong tỉnh. Giống lúa này được nông dân đánh giá triển vọng phát triển tốt, bởi năng suất cao, chất lượng gạo dẻo, mềm cơm, thơm nhẹ, tương đương với các giống lúa thơm đang được canh tác phổ biến hiện nay.
Trước ảnh hưởng của bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn ở miền Bắc, hiện các địa phương đang tập trung tiêu nước, chống úng, bảo vệ diện tích cây trồng.