Ngày 25/4, UBND xã Bình Thạnh (Châu Thành) tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Út Rượu, thuộc ấp Thạnh Hòa. Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Nguyễn Tấn Phong đã đến dự.
Ngày 20/4, UBND huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) đã tiếp và làm việc với đoàn công tác huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), đến trao đổi kinh nghiệm thực hiện nông thôn mới (NTM) - đô thị văn minh.
Sáng 14/4, UBND huyện Châu Thành tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận xã Hòa Bình Thạnh đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) năm 2022. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đỗ Tấn Kiết; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm, cùng các lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và huyện Châu Thành đến dự.
Hôm nay (ngày 14/4), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hòa Bình Thạnh (huyện Châu Thành) long trọng tổ chức Lễ đón nhận quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2022. Đây là niềm tự hào, vinh dự của cả hệ thống chính trị và nhân dân địa phương, cùng chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân…
Ngày 11/4, UBND huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, công nhận xã Phú Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính đến tháng 3/2023, cả nước đã có 73,08% xã đạt chuẩn nông thôn mới; 18 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã.
Sáng 7/4, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Châu Thành tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận xã Vĩnh Hanh đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) năm 2022. Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và huyện Châu Thành đến dự.
Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và đồng lòng của người dân, Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) vui mừng đón nhận quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Bằng những cách làm sáng tạo, diện mạo nông thôn Vĩnh Hanh từng bước chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí của người dân cải thiện rõ rệt và từng bước nâng cao…
Ngày 6/4, UBND TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia thành phố, để thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét công nhận xã Vĩnh Châu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022. Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc Lâm Quang Thi; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Châu Đốc Trần Quốc Tuấn chủ trì cuộc họp.
Ngày 6/4, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Phước Hưng (huyện An Phú, tỉnh An Giang) long trọng tổ chức lễ đón nhận quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2022. Các sở, ngành, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện An Phú Ngô Công Thức, cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo các phòng, ban huyện An Phú… đã đến dự.
Hôm nay (ngày 6/4), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Phước Hưng (huyện An Phú, tỉnh An Giang) long trọng tổ chức Lễ đón nhận quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, xã Phước Hưng đã xây dựng diện mạo NTM ngày càng khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng khởi sắc.
Sáng 4/4, UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã Hòa Bình đạt chuẩn “Xã nông thôn mới” năm 2022. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang Lưu Vĩnh Nguyên, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Chợ Mới Nguyễn Hồng Đức đã đến dự.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) từ nay đến cuối nhiệm kỳ là đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Để làm được điều đó, địa phương đã xây dựng kế hoạch cho từng chương trình cụ thể, để phấn đấu thực hiện.
Hôm nay (ngày 4/4), cả hệ thống chính trị và nhân dân xã Hòa Bình (huyện Chợ Mới) vui mừng tổ chức lễ đón nhận quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đây là kết quả 12 năm nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân xã Hòa Bình chung sức, xây dựng bộ mặt NTM ngày càng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần nhân dân ngày càng nâng cao.
Huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) có 2 xã biên giới là Lạc Quới và Vĩnh Gia. Trong đó, xã Lạc Quới là nơi ghi dấu ấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với công trình thoát lũ ra biển Tây, giúp Tứ giác Long Xuyên từ “vùng đất chết” trở thành vựa lúa của ĐBSCL. Xây dựng Lạc Quới thành xã nông thôn mới (NTM) vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm đối với sự đóng góp của vùng đất này.
Sáng 29/3, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Châu Thành tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận xã Vĩnh Thành đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đỗ Tấn Kiết cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và huyện Châu Thành đến dự.
Xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Những năm qua, hệ thống dân vận, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở thực hiện với nhiều đổi mới, sáng tạo, linh hoạt bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Ngày 16/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) Nguyễn Thanh Hùng đã kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới tại xã An Nông.
Về thăm xã Vĩnh Thành (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), chúng tôi cảm nhận được diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi về mọi mặt. Cơ sở hạ tầng, đường giao thông được đầu tư đồng bộ, kinh tế - xã hội (KTXH) có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân từng bước cải thiện.
Phát huy vai trò cầu nối giữa nông dân với Đảng và chính quyền địa phương, Hội Nông dân xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Điều này mang lại ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống nông dân xã Ô Lâm, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.