Sau khi nhận được khiếu nại của cô Lâm Kim Cúc, giáo viên dạy Tiếng Anh, Trường THCS Quản Cơ Thành (Bình Hòa, Châu Thành, An Giang) về quy trình chọn giáo viên để đề xuất điều động và cho rằng nhà trường thực hiện chưa đúng theo Công văn số 581/UBND-PNV, ngày 19-8-2020 của UBND huyện Châu Thành về việc điều động, biệt phái giáo viên dôi dư cục bộ để chuẩn bị năm học mới 2020-2021, UBND huyện Châu Thành đã có văn bản chỉ đạo Hiệu trưởng Trường THCS Quản Cơ Thành xem xét, giải quyết và báo cáo về UBND huyện (thông qua Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện).
Ông Nguyễn Văn Lơ (ngụ khóm Vĩnh Xuyên, phường Núi Sam, TP. Châu Đốc) gửi đơn khiếu nại đến Báo An Giang và một số cơ quan chức năng, cho rằng UBND phường để hộ dân cất nhà trên đất công, ảnh hưởng việc đi lại của gia đình ông.
Phản ánh sự việc đến Báo An Giang, bà Lâm Kim Cúc (sinh năm 1976, giáo viên môn Anh văn, Trường THCS Quản Cơ Thành, Châu Thành, An Giang) khiếu nại lãnh đạo nhà trường thông qua chủ trương “điều động, biệt phái giáo viên thừa thiếu cục bộ” phân công đương sự đến nơi mới không đúng quy định, không thỏa đáng, gây khó khăn cho hoàn cảnh sức khỏe của bản thân, việc chăm sóc cha mẹ 80 tuổi nhiều năm bị bệnh và đưa rước con nhỏ đi học.
Bà Hồ Thị Lén cùng 3 hộ trong cùng gia đình (ngụ khóm Hòa Thuận, thị trấn Nhà Bàng, Tịnh Biên, An Giang) gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng, nhờ can thiệp việc không được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
Những bãi đất trống, nền đất trống chưa được người dân sử dụng trong khu dân cư Bắc Hà Hoàng Hổ (khóm Tây Khánh 2, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang) mấy năm nay trở thành những bãi rác tự phát. Nhiều khu vực rác thải chồng chất theo thời gian đã gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của cư dân trong khu vực.
Báo An Giang nhận được đơn của ông Dương Văn Hào (ngụ ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, An Phú, An Giang) khiếu nại, ông bị buộc tháo dỡ, di dời nhà, nhưng không được hỗ trợ tiền và cấp nền nhà tái định cư.
Cho rằng sang nhượng dư 5.928m2 trong 135.914m2 đất, người mua không trả thêm và chậm thanh toán, vợ chồng ông Nguyễn Hùng Dũng, bà Nguyễn Thị Nhiên (sinh năm 1965, ngụ tổ 13, ấp An Phú, xã An Hòa, Châu Thành) lấy lại đất nhưng ông Trần Hồng Thum (sinh năm 1957, ấp Thị Tứ, trị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, Hậu Giang) không chịu trả, bán cho người khác. Gia đình ông Dũng khiếu nại đã 13 năm nhưng vụ việc đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
Báo An Giang nhận được đơn của ông Trần Đức Thọ (ngụ khóm Tây Khánh 2, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang) phản ánh, nhiều lần gia đình ông xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng đều bị từ chối với lý do “đất quy hoạch”, trong khi gia đình ông không hay biết việc này.
Phiên tòa vụ án dân sự phúc thẩm ngày 28-7 của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh An Giang chấp nhận kháng cáo của chị em bà Đặng Thị Thủy (sinh năm 1965, ấp Phú Trung, xã Phú Thọ, Phú Tân) và Đặng Thị Phở (sinh năm 1970, ấp Hưng Thới 1, xã Phú Hưng, Phú Tân) được cho là chủ mua nếp của nhiều người từ năm 2016. Việc này đồng nghĩa 12 hộ bán nếp không được nhận 3,9 tỷ đồng theo bản án dân sự sơ thẩm của TAND huyện Phú Tân quyết định gần 4 tháng trước đó.
Ông Trương Văn Thanh (ngụ ấp Hưng Hòa, xã Phú Hưng, Phú Tân, An Giang) gửi đơn đến Báo An Giang, nhờ can thiệp việc người hàng xóm chửi mắng xúc phạm cha con ông và chặt phá cây kiểng, nhưng Công an xã chỉ xử phạt vi phạm hành chính.
Gần đây, một số nhà vườn trồng lan rừng trong nước mở những thương vụ “lan đột biến”, với giá tiền tỷ công khai trên mạng xã hội. Phải chăng, đây là chiêu trò giao dịch ảo để "thổi giá"?
Bà Bùi Thị Gàn (sinh năm 1952, ngụ tổ 14, khóm Đông Thịnh 2, phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên) khiếu nại chủ nhà trọ Huỳnh Phúc giáp ranh có hành vi sửa chữa, mở rộng nhà trọ không phép, lấn chiếm ranh giới đất và khoảng không ở phía trên.
Vợ chồng ông Hồ Văn Diều, bà Võ Thị Hiệp (ngụ ấp Phú Thạnh, xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang) đề nghị cơ quan chức năng xem xét lại việc chấp hành viên kê biên đấu giá tài sản.
Cho rằng địa phương tự đào mương làm mất trên 600m2 đất không trả lại hay bồi thường, làm thiệt hại cho vợ chồng ông Trần Văn Ái, (sinh năm 1966, thương binh 3/4) và bà Nguyễn Thị Nhẹ (ngụ ấp Bình Thành, xã Phú Bình, Phú Tân). Đương sự đã nhiều lần khiếu nại đến địa phương và Tòa án nhân dân (TAND) 2 cấp xem xét giải quyết, nhưng vụ việc 10 năm qua vẫn chưa ngã ngũ.
Những ngày gần đây, nhiều trang mạng thông tin về cái chết của ông Trần Văn Việt (sinh năm 1956, ngụ ấp Phước Thọ, xã Đa Phước, An Phú, An Giang), người nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam bị nhiễm COVID-19. Sáng 11-8, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 huyện An Phú đã chính thức thông tin vụ việc.
Báo An Giang nhận được phản ánh của một số hộ dân khu vực kênh 4 cũ (ấp Mỹ An, xã Mỹ Phú, Châu Phú) về nước sử dụng không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà con.
Đại diện gia đình, bà Đỗ Kim Huệ (sinh năm 1981, ngụ tổ 4, ấp Kiến Quới 1, xã Kiến An, Chợ Mới) gửi đơn khiếu nại người tống đạt văn bản tố tụng không đúng theo quy định, nên bà bị tòa án hoãn phiên tòa, ảnh hưởng đến quyền lợi mà gia đình bà theo đuổi 2 năm qua.
Ông Phạm Văn Lù (ngụ ấp Vạt Lài, xã Khánh Bình, An Phú) gửi đơn đến Báo An Giang, cho rằng cán bộ địa chính xã Khánh Bình lạm dụng chức vụ quyền hạn, xử lý vụ tranh chấp đất của ông thiếu khách quan.
Là bị đơn trong vụ án “Tranh chấp về thừa kế và tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, ông Lê Thành Nhân (sinh năm 1996, ngụ tổ 1, ấp Hòa Bình, xã Kiến An, Chợ Mới, An Giang) không kháng cáo, thực hiện theo bản án. Tuy nhiên, tiền gửi của ông ở ngân hàng bị phong tỏa theo quyết định của tòa án về tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời để thi hành bản án.
Báo An Giang nhận được đơn của ông Nguyễn Tuấn Khanh (ngụ khóm Bình Đức 5, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang) phản ánh hàng xóm ngang nhiên chặt phá cây trồng và chiếm dụng mặt bằng để sử dụng.