Khi tôi viết những dòng này, thượng sĩ Lê Văn Đăng (sinh năm 1998, học viên lớp DH50A, hệ 4, Học viện Quân y) đã chia tay An Giang, trở về mái trường thân thuộc. Nhưng những lời tâm sự của anh vẫn đọng lại đâu đây: “Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi học ngành y, được “xung trận” vào thời điểm nhân dân cần đội ngũ y, bác sĩ nhất, để chiến đấu với dịch bệnh khủng khiếp nhất thời đại: COVID-19. Dù bóng tối bao trùm lên mất mát, nhưng chúng tôi sẽ là ánh sáng mạnh mẽ, xua tan bóng tối ấy”.
Đến ngày 24-2, tất cả học sinh (HS) từ lớp 1 đến lớp 12 trên địa bàn tỉnh An Giang đã đến trường học trực tiếp, sau thời gian dài học trực tuyến trong điều kiện “bình thường mới”…
Đi qua những ngày xuân rộn rã, An Giang bước vào mùa hành hương với tấp nập người, xe. Sau những tháng ngày vắng lặng do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, các điểm hành hương ở vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long nhộn nhịp hẳn lên bởi hoạt động tín ngưỡng tâm linh của đông đảo du khách gần xa.
Trong không gian tịch tĩnh, tiếng chổi tre của những chị phụ nữ Xí nghiệp Môi trường đô thị TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đã làm xao xuyến bao người. Dù mưa hay nắng, họ vẫn cần mẫn quét, thu dọn rác… góp phần làm cho phố xá luôn sạch đẹp.
Trong tiết xuân còn vương vấn đất trời, người dân khắp nơi cùng nhau nô nức đi chùa lễ Phật đầu năm. Với họ, việc tìm đến cửa chùa trong những ngày tháng Giêng ngoài ý nghĩa tâm linh, còn hàm chứa lời nhắc nhở hãy giữ tâm thanh tịnh, lòng trong sáng giữa bộn bề cuộc sống.
Từ nhiều năm nay, vào những ngày Tết là ở các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm sinh sống, như: TX. Tân Châu, huyện An Phú… diễn ra những lễ cưới hỏi của con em trong cộng đồng. Như vậy, không chỉ vui Tết cùng bà con dân tộc Kinh, người Chăm còn có thêm niềm vui ngày xuân là có dâu, rể mới.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, những ngôi đình cổ ở An Giang không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc dân gian mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, nơi gắn kết cộng đồng của bao thế hệ người con An Giang trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.
Ngay hôm chúng tôi định lên đầu nguồn huyện An Phú (tỉnh An Giang), gió bấc hồ hởi đổ về. Lỡ hứa với người dân địa phương theo chân họ lúc 4 giờ sáng để xem đổ dớn, tôi đành chịu đựng cơn gió buốt da, mắt nhắm mắt mở khởi hành từ Long Xuyên. Đến nơi, mới 3 giờ 30 phút. Co ro trong ngày gió trở mình, người dân xung quanh ngạc nhiên: “Đúng là 3-4 giờ bà con thường đi đổ dớn ở khu vực biên giới. Nhưng cả năm nay, dịch bệnh ảnh hưởng, muốn đi cũng phải chờ trời sáng mới được nha!”.
Vùng Thất Sơn huyền bí một thời là cứ điểm, nơi dừng chân lý tưởng của nhiều nhà ái quốc làm cách mạng, bậc chân tu, người thất chí, thậm chí kẻ côn đồ muốn làm “anh hùng Lương Sơn Bạc”.Trong dòng chảy lịch sử đó, xuất hiện cụ Lê Văn Thùy (sau trở thành “người khổng lồ” Cao Nhà Bàn). Nhưng về nguồn gốc gia tộc, gia đình cụ, thậm chí ngày tháng năm sinh, tên cha mẹ đặt cho cụ thì cả trăm năm còn chưa rõ.
Nhiều người biết đến xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) ngày nay với tên gọi quen thuộc là cù lao Ông Hổ. Nguồn gốc của tên gọi này gắn với giai thoại rất thú vị. Sự tồn tại của chùa Ông Hổ là minh chứng sinh động cho sự có mặt của “Ông Ba Mươi” trên xứ cù lao.
Trong những ngày xuân đến, đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) chìm vào khung cảnh mây khói mông lung và phảng phất cái lạnh sắt se của Đà Lạt mộng mơ. Những ai đã trải nghiệm tiết xuân trên đỉnh núi mù mây này, sẽ thông thể quên cảm giác nhẹ nhàng, thoát tục bởi sự hòa quyện giữa cảnh vật với lòng người.
Hòa trong không khí tất bật của ngày xuân, những người đã gắn đời mình cùng chợ nổi cũng hối hả với cuộc mưu sinh trong những ngày giáp Tết. Với những thương hồ quen phiêu bạt, việc đón Tết trên sông trở thành một phần của cuộc sống và chứa đựng tâm tình, cảm xúc rất riêng.
Gác lại hạnh phúc đoàn viên gia đình trong dịp Tết, những chiến sĩ ở biên cương tiếp tục thực hiện trọng trách thiêng liêng: Canh giữ bình yên cho nhân dân vui xuân. Họ trải qua đêm giao thừa mộc mạc như lính, đầy sắc xanh…
Lần đầu tiên, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh An Giang tổ chức Hội thi trang trí Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trong toàn lực lượng. Trên tinh thần “Vui tươi, an toàn, tiết kiệm và sẵn sàng chiến đấu cao”, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương mang Tết vào đơn vị bằng đôi tay khéo léo và thẩm mỹ đầy chất lính.
Thiên nhiên đã ban tặng cho An Giang rất nhiều ngọn núi lớn nhỏ giữa đồng bằng châu thổ. Người xưa đã chọn 7 ngọn núi tiêu biểu (thuộc huyện Tri Tôn và Tịnh Biên) để đặt tên cho cụm núi này là Thất Sơn hay còn gọi là Bảy Núi. Đó là Thiên Cấm Sơn (núi Cấm), Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô), Ngọa Long Sơn (núi Dài Lớn), Anh Vũ Sơn (núi Két), Ngũ Hồ Sơn (núi Dài Nhỏ hay núi Dài Năm Giếng), Liên Hoa Sơn (núi Tượng) và Thủy Đài Sơn (núi Nước).
Đi chợ ngày giáp Tết trở thành thói quen của nhiều gia đình, là nét đẹp văn hóa truyền thống. Ngoài mua sắm, mọi người còn đến chợ Tết để cảm nhận không khí rộn ràng và háo hức chào đón năm mới.
Chỉ còn vài ngày nữa là Tết Nhâm Dần 2022, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cũng như mọi người dân ở An Giang đang tất bật mua sắm, trang trí nhà cửa để đón Tết trong tâm thế “bình thường mới”…
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Vào thời điểm này, những người trồng hoa tại làng hoa An Thạnh (xã Hòa An, Chợ Mới, tỉnh An Giang) đang tất bật chăm sóc từng chậu hoa đẹp nhất để cung ứng cho thị trường Tết. Làng hoa An Thạnh chủ yếu cung cấp hoa tươi chủ yếu cho chợ hoa Xuân TP. Long Xuyên và các vùng lân cận.
Càng cận Tết, người dân càng tất bật mua sắm, trang hoàng nhà cửa, đoàn viên cùng gia đình. Thế nhưng đâu đó, vẫn còn người lao động miệt mài làm việc, mưu sinh ngoài đường phố. Tết đến còn là cơ hội để họ kiếm tiền, dành dụm mua tấm áo mới cho con, cuộc sống đủ đầy hơn, đón chào năm mới với những ước mơ mới…
Khi cơn bấc ở lại sau lưng, cũng là lúc dân miền Tây bước vào “mùa tát đìa”. Có lẽ, hình ảnh những con người “chân lấm, tay bùn” - theo đúng nghĩa đen - hì hụp mò từng con cá luôn là một phần ký ức của miền sông nước dân dã.