Đại biểu đặt câu hỏi tại hội nghị
Tại hội nghị, hơn 70 lãnh đạo UBND cấp huyện, cấp xã và trưởng khóm, ấp cùng tham gia phân tích cụ thể vai trò, ý nghĩa của các chỉ số nội dung thành phần, chỉ tiêu thành phần; phương pháp điều tra của PAPI.
Đồng thời, đánh giá những tồn tại, hạn chế của tỉnh tại 8 trục nội dung của chỉ số, từ đó đề ra giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI của tỉnh trong năm 2023 và các năm tiếp theo như: Tuân thủ việc thực hiện công khai, minh bạch thông tin; tạo các kênh tương tác giữa chính quyền và người dân; tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu, chủ động tham gia giám sát và góp ý với chính quyền...
Chỉ số PAPI là công cụ để người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. PAPI đo lường 8 chỉ số, gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường và quản trị điện tử.
Năm 2022, Chỉ số PAPI của tỉnh An Giang đạt 41,00 điểm, xếp hạng 32/63 tỉnh, thành phố trên cả nước (giảm 12 bậc so năm 2021). Đây là điểm số chưa tương xứng với những nỗ lực của tỉnh trong công tác cải cách hành chính.
HẠNH CHÂU