Năm 2023 đã đến thật gần. Một mùa xuân nữa lại về trên khắp đất nước Việt Nam. Đó là mùa xuân thật sự sung túc, ấm no, tràn ngập niềm vui cho mọi người dân. Đã từng trải qua lầm than, mới biết quý trọng hòa bình. Đã từng sống kiếp nô lệ, mới thấm thía giá trị của tự do. Và những điều tích cực ấy, đều đến từ một con đường đặc biệt.
Ngày 17/11/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết 28-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.
Bộ Chính trị ban hành Quy định 41-QĐ/TW về miễn nhiệm, từ chức và Thông báo Kết luận 20-KL/TW về bố trí cán bộ bị kỷ luật tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên tự nguyện từ chức khi uy tín giảm sút, không đủ năng lực đảm nhiệm vị trí công tác. Đây là một trong những cách đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nhằm giúp Đảng trong sạch vững mạnh hơn. Hoàn toàn không phải để triệt hạ lẫn nhau, tạo bè kết cánh như một số luận điệu xuyên tạc.
Vấn đề nhân quyền đã trở thành tiêu điểm trong cuộc đấu tranh tư tưởng, là mục tiêu các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, nhằm chống phá Việt Nam. Tuy vậy, tình hình nhân quyền tại Việt Nam đang được thế giới nhìn nhận ngày một khách quan hơn, bất chấp nhiều luận điệu xuyên tạc của các thế lực chống phá.
Ngay từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta xác định 4 nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ, đó là: Tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch hướng XHCN; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: 4 nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn tồn tại, thậm chí có mặt gay gắt hơn, đặc biệt các thế lực thù địch không ngừng đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” với cấp độ ngày càng quyết liệt với nhiều thủ đoạn thâm độc. Vì vậy, chống “diễn biến hòa bình” luôn là nhiệm vụ cấp bách, cần làm ngay và thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh là bức tường thành vững chắc, vô hiệu hóa sự tấn công của yếu tố phản văn hóa, bảo vệ “trận địa” tư tưởng văn hóa của Đảng trong môi trường quân đội. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa quân đội là vấn đề cơ bản và cấp thiết trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược lâu dài, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Thế nhưng, đây cũng chính là nội dung các thế lực thù địch, phản động luôn tìm đủ mọi âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt hòng chia rẽ, chống phá. Bởi thế, chúng ta cần nhận diện đúng âm mưu phá hoại của chúng để cảnh giác, có giải pháp đấu tranh hiệu quả.
Lợi dụng những biến động gần đây ở một số doanh nghiệp (DN) bất động sản, ngân hàng, các lực lượng chống phá lập tức xuyên tạc, cho đăng tải nhiều bài viết kích động, võ đoán về sự sụp đổ của thị trường tài chính và chứng khoán Việt Nam, gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, có đầy đủ cơ sở để khẳng định chắc chắn rằng, Việt Nam vẫn đang kiểm soát và điều hành tốt lĩnh vực quan trọng này.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Lợi dụng sự kiện này, các tổ chức, như: Việt Tân, Tiếng Dân, RFA… đang có nhiều bài viết xuyên tạc hết sức “sống sượng”, trơ tráo, nhằm hạ thấp ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo Đảng ta và hòng phá hoại mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước.
Thông tin giả, tin xấu, độc tán phát trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, lẫn lộn đúng sai, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và hướng dư luận bằng luận điệu thù địch. Mỗi người tích cực chủ động ngăn ngừa tin giả, thông tin xấu, độc sẽ hạn chế những tác động tiêu cực, góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thời gian qua, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tiếp tục tăng cường âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình”, đẩy mạnh các hoạt động chống phá Đảng, nhà nước, chế độ. Từng ngày, từng giờ, chúng tung tin giả, xấu độc, xuyên tạc lan tràn trên internet và mạng xã hội. Do đó, nếu cán bộ, đảng viên không đủ bản lĩnh, không tỉnh táo nhận diện sẽ dễ mắc mưu, dẫn đến những trạng thái tâm lý, hành động tiêu cực.
Ngày 11/10/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam. Đây là một thành tựu mới, tiếp tục khẳng định công tác thực thi nhân quyền ở nước ta.
Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII) vừa diễn ra thành công tốt đẹp với một khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng và phức tạp. Qua đó, Trung ương đã hoàn thành tốt việc quán triệt, cụ thể hoá toàn bộ những nội dung cốt lõi và những vấn đề lớn nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Hội nghị Trung ương 6 đã nhất trí cao ban hành Nghị quyết mới về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới.
Tham nhũng, tiêu cực không phải là câu chuyện của riêng Việt Nam mà là vấn nạn xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân loại, tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ, sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam có những bước tiến quan trọng, rất đáng ghi nhận.
Trong âm mưu chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị thì tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề chúng đặc biệt quan tâm. Bởi đây là lĩnh vực “nhạy cảm”, một khi niềm tin tôn giáo bị lợi dụng cho những mục đích xấu sẽ gây ra những hệ lụy khó lường.
Lợi dụng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các thế lực thù địch đã tăng cường tuyên truyền, phát tán nhiều thông tin sai trái, xấu, độc trên mạng xã hội nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nhiều đối tượng đã triệt để sử dụng facebook, blog, mạng xã hội đăng bài, đưa hình ảnh sai sự thật, nói xấu đất nước, phỉ báng chế độ, chia rẽ nội bộ… Một trong những chiêu trò thường xuyên được chúng sử dụng là tung tin giả, xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Huyền thoại ấy là người Việt Nam, mang tên Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ: “Rất hiếm người trở thành một huyền thoại ngay từ lúc còn sống như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi Bác Hồ đã ra đi, tên tuổi và sự nghiệp của Người trường tồn với non sông đất nước, sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam và trong trái tim nhân loại. Người để lại một di sản tư tưởng vô cùng quý báu, mãi mãi nguyên vẹn những giá trị to lớn mang tính thời đại, một tấm gương đạo đức, phong cách, lối sống sáng ngời”.
Thời gian qua, sự phát triển của internet góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều mặt trái. Đặc biệt là các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, chống đối chính trị đã và đang triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để chống phá Đảng, nhà nước ta.
Việt Nam từng có bước đi sai lầm khi áp dụng một cách nôn nóng, máy móc mô hình kinh tế tập trung, bao cấp, nhưng phải khẳng định rằng, phát triển kinh tế tập thể là tất yếu khách quan của mọi nền kinh tế. Trong định hướng phát triển kinh tế tập thể, bên cạnh việc thẳng thắn nhìn nhận những khiếm khuyết để khắc phục, tìm ra những giải pháp khả thi để đưa kinh tế tập thể trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, cũng cần phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, võ đoán về kinh tế tập thể.
Cách đây 77 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt tiến hành Tổng khởi nghĩa, đập tan xiềng xích của chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền và giành lại nền độc lập dân tộc. Từ Cách mạng Tháng Tám 1945 vĩ đại, ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đem lại cuộc đời mới tươi sáng cho dân tộc.