Ngày 25/3, Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương phối hợp Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) cho cán bộ hội.
Mặc dù đời sống kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng Ngô Hoàng Khiêm (sinh năm 1992, ấp Lái Viết Ngọn, xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu), là đoàn viên Chi đoàn ấp Lái Viết Ngọn, đã không ngừng phấn đấu để thi đỗ đại học.
Ngày 22/3, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, nội dung quan trọng liên quan đến công tác hội, phong trào nông dân, với sự tham dự của 35.040 đại biểu tại 63 điểm cầu trên toàn quốc. Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Văn Nhiên chủ trì tại điểm cầu tỉnh An Giang.
Cùng với bảo vệ sản xuất, tạo ra nguồn nguyên liệu đạt chất lượng, công tác xúc tiến thị trường, thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư liên kết tiêu thụ nông sản đóng vai trò rất quan trọng, hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững. Công tác này đòi hỏi các sở, ngành, địa phương cộng đồng trách nhiệm.
Nắng nóng, khô hạn, ít mưa, mực nước trong kênh, rạch thấp... là những tác động cần lưu ý trong sản xuất vụ hè thu 2024. Để đảm bảo sản xuất an toàn, các ngành, địa phương cần quan tâm nâng cấp công trình thủy lợi, chủ động hệ thống bơm tưới, phòng chống dịch hại, tăng cường liên kết tiêu thụ lúa.
Cả giá lúa và gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tuần qua đều tăng. Cùng với đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tạm chấm dứt chuỗi đà giảm với sự bật tăng trở lại.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đã tận dụng diện tích đất vườn tạp, đất canh tác lúa kém hiệu quả, đất trống quanh nhà… để phát triển mô hình trồng hoa. Nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả ra đời, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống…
Chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động đối với hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) nông nghiệp; kiên quyết giải thể các loại hình kinh tế tập thể yếu kém; khuyến khích hình thành các HTX, THT gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển thế mạnh ở địa phương…là những định hướng mà huyện Châu Phú sẽ thực hiện trong thời gian tới.
Sáng 15/3, UBND tỉnh An Giang tổ chức cuộc họp, để thảo luận và lấy ý kiến biểu quyết hoàn thành thủ tục xét, đề nghị huyện Thoại Sơn đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy chủ trì cuộc họp. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.
Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, ít mưa, mức nước dưới kênh thấp... là nguyên nhân khiến tình trạng khô hạn thêm khắc nghiệt. Trong khi đó, độ mặn ở các vùng cửa sông tỉnh Kiên Giang tăng lên, nguy cơ xâm nhập mặn vào nội đồng An Giang, gây ảnh hưởng sản xuất và sinh hoạt của người dân, cần khẩn trương ứng phó.
Mô hình “con cá ôm cây lúa” được ông Sáu Sương (59 tuổi, ngụ xã Vĩnh Trung, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) áp dụng trên cánh đồng ven rừng tràm Trà Sư. Với tư duy làm kinh tế nông nghiệp “thuận thiên” góp phần cải thiện môi trường sinh thái, mang lại hiệu quả kép.
Nông nghiệp luôn được xác định là bệ đỡ vững chắc cho nền kinh tế An Giang. Trước xu hướng tiêu dùng xanh, thân thiện môi trường, sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng chuyển đổi phù hợp, không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản, mà còn giúp nông dân hưởng lợi từ bán tín chỉ carbon, thu nhập cao hơn nhờ liên kết bền vững.
Tận dụng bóng mát dưới mái tấm pin năng lượng mặt trời, phế phẩm trong nông nghiệp (rơm rạ, thân cây rau màu, cám gạo, cám bắp), người phụ nữ dân tộc thiểu số Khmer Châu Thị Nương (Hợp tác xã Nông nghiệp Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã xây dựng quy trình nông nghiệp tuần hoàn khép kín, tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao. Thương hiệu “Nương Farm” đang dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường cả nước.
Chiều 13/3, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Lê Kỳ Quang; Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Nguyễn Tấn Phong chủ trì Hội nghị rà soát việc thực hiện các tiêu chí chưa đạt trong xây dựng huyện nông thôn mới (NTM).
Trước hết hiểu về cụm từ “chất lượng cao” là nói về chất lượng hạt gạo ngon, thơm, sạch phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Chất lượng cũng nói đến tính an toàn về thực phẩm, bao gồm “dư lượng thuốc trừ sâu, bệnh và chất bảo quản”, phải đáp ứng với qui định của nhà nhập khẩu và đòi hỏi của khách hàng. Chất lượng, nói rộng ra cũng chỉ môi trường trồng lúa không bị ô nhiễm để cho cuộc sống của cư dân được trong lành.
Bằng nhiều nỗ lực, kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn An Giang vượt chỉ tiêu Trung ương đề ra, đặc biệt là tỉnh lần đầu tiên có 2 xã NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, để các xã NTM thật sự trở thành những “miền quê đáng sống”, đòi hỏi trách nhiệm, quyết tâm cao hơn của các sở, ngành, địa phương và người dân.
Xã Định Thành và Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn) đã phấn đấu hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023 và đang chờ Quyết định của UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu.
Chiều 12/3, đoàn đại biểu huyện Munlapamok (tỉnh Champasak, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), do Bí thư Huyện ủy, Huyện trưởng huyện Munlapamok Vannasak Xattakoun dẫn đầu, đã đến làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh An Giang, nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh An Giang. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang Trần Thanh Hiệp chủ trì buổi tiếp đoàn.
Mục tiêu trọng tâm ngành nông nghiệp huyện Phú Tân đặt ra trong năm 2024 là đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục chuyển giao khoa học - kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng nông nghiệp thông minh, công nghệ số, khuyến khích sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, giảm chi phí, tăng giá trị sản xuất và lợi nhuận.
Nhằm hỗ trợ nông dân mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, hội nông dân các cấp trong tỉnh An Giang đã phát huy hiệu quả nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đến nay, nguồn quỹ này thực sự trở thành “điểm tựa” để nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập.