Giá thành sản phẩm đầu ra của một số loại cây trồng thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân canh tác, trong khi giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, tiêu thụ nông sản ngày càng khó khăn… vẫn là trăn trở không dứt của nông dân miền Tây.
Nhiệm kỳ 2018 - 2023, Hội Nông dân tỉnh An Giang đã tích cực vận động hội viên, nông dân tham gia các mô hình kinh tế tập thể. Hiện nay, công tác này đang phát huy tác dụng khi ngày càng có nhiều hội viên, nông dân tham gia vào các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) trong nông nghiệp.
Chiều 15/9, UBMTTQVN tỉnh An Giang tổ chức Lễ ký kết chương trình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang về xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), cứ 100.000 lao động nông thôn thì có 799 người bị tai nạn về điện, 856 người bị tai nạn do sử dụng máy móc, 1.700 người bị ảnh hưởng sức khỏe do thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)… Lao động trong nông nghiệp có nguy cơ mắc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khá cao, cần được quan tâm và có những giải pháp phòng ngừa.
Trong định hướng phát triển “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Chương trình hành động 23-CTr/TU, ngày 5/5/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, UBND tỉnh xác định: “Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng” là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng.
Ngày 14/9, Hội Nông dân xã Tây Phú (huyện Thoại Sơn) phối hợp UBND xã Tây Phú tổ chức Lễ ra mắt Hội quán nông dân xã Tây Phú.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang Nguyễn Sĩ Lâm đã ký Thông báo 2036/SNNPTNT-TTr An Giang công bố đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin về vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhằm xử lý kịp thời, hiệu quả các thông tin kiến nghị, phản ánh của người dân.
Sau lần đầu tiên An Giang “mở hàng” tổ chức thành công Lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh An Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp khu vực sông Hậu vào năm 2022, đến lượt TP. Cần Thơ vừa đăng cai thực hiện năm 2023 (năm 2024 tỉnh Đồng Tháp đăng cai), hoạt động thả cá quy mô lớn được tổ chức xoay vòng tại khu vực giáp ranh giữa 3 địa phương trên sông Hậu. Từ đó, tạo thói quen thả cá bài bản, có tổ chức, được tuần tra bảo vệ, hạn chế tình trạng phóng sinh tự phát, “trên thả dưới bắt”, cá chết sau khi thả, gây phản cảm ở một số nơi thời gian qua.
Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nông dân, Hội Nông dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) đã tổ chức buổi đối thoại trực tiếp giữa Thường trực UBND huyện với nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi tiêu biểu của địa phương. Với chủ đề: “Liên kết trong sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ nông sản trên địa bàn”, nông dân huyện Phú Tân đã có những chia sẻ, đóng góp thẳng thắn, giúp địa phương có những chỉ đạo kịp thời; tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn…
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết, vụ đông xuân 2023 - 2024, toàn tỉnh dự kiến xuống giống 248.945ha (lúa 228.527ha, màu 16.775ha, vụ mùa 3.643ha). Khung lịch thời vụ xuống giống vụ đông xuân được khuyến cáo trong toàn tỉnh bắt đầu từ ngày 1/11 đến 31/12/2023 (18/9 đến 19/11 âm lịch).
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020 - 2025), nhóm nhiệm vụ và giải pháp “tái cơ cấu nông nghiệp và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp gắn với các vùng sản xuất tập trung, kêu gọi đầu tư công nghệ chế biến để nâng cao giá trị sản xuất trong nông nghiệp” được quan tâm sâu sắc, đạt nhiều kết quả trong việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang phát triển kinh tế nông nghiệp.
Ngày 11/9, UBND huyện An Phú (tỉnh An Giang) tiến hành xả lũ có kiểm soát thuộc tiểu vùng Bắc mương Tám Sớm, gồm 3 xã: Quốc Thái, Nhơn Hội, Phú Hội. Việc xả lũ nằm trong kế hoạch sản xuất 3 năm 8 vụ giai đoạn 2023 - 2025 của huyện An Phú.
Ngày 6/9, các sáng lập viên đã tổ chức Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp VINAFA An Giang, nhiệm kỳ 2023 - 2027. HTX có trụ sở tại số 20, đường 12, Khu đô thị Sao Mai (phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên), được thành lập theo Luật HTX 2012, với 8 thành viên, vốn điều lệ 2 tỷ đồng.
Với đặc thù địa phương có đông đồng bào dân tộc thiếu số (DTTS) Khmer sinh sống, Hội Nông dân xã An Cư (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) luôn tích cực hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất, tham gia mô hình kinh tế hợp tác nhằm vươn lên cải thiện cuộc sống.
Từng là địa phương phát triển mạnh mô hình nuôi tôm càng xanh, nông dân xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) chuyển dần sang ương dưỡng cá tra giống. Việc chuyển đổi giúp nông dân cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống. Đồng thời, phát triển vùng cung cấp con giống ổn định cho tỉnh An Giang và khu vực lân cận.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Nguyễn Văn Văn cho biết, trên địa bàn huyện hiện có 26 hợp tác xã (HTX), tăng 4 HTX so năm 2020, trong đó có 25 HTX nông nghiệp và 1 HTX phi nông nghiệp. Các HTX có 549 thành viên (tăng 36 thành viên), tổng số lao động làm việc thường xuyên là 575 người. Trung bình, mỗi HTX góp phần tạo việc làm cho 20 lao động tại địa phương (5 lao động thường xuyên, 15 lao động theo mùa vụ).
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang cho biết, năm 2023, tỉnh có kế hoạch chuyển đổi 7.473,2ha từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái. Trong đó, chuyển đổi sang nhóm rau dưa 1.465,4ha, nhóm cây màu 3.245,8ha, nhóm cây ăn trái 2.762ha.
Những chương trình, dự án mà Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) triển khai tại Việt Nam đang phát huy hiệu quả tốt. Với sự quan tâm hỗ trợ của Đại sứ quán Úc, thế mạnh nông nghiệp vùng ĐBSCL sẽ được tập trung nhiều hơn, đặc biệt là cây lúa và cá tra.
Chỉ bón 2 lần/vụ (bón vùi và bón đón đòng) giúp giảm 30% lượng bón thúc tăng trưởng, giảm 60% lượng giống gieo sạ, nhưng vẫn đảm bảo tăng năng suất, lợi nhuận đến 3,4 triệu đồng/ha.
Mô hình tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) là khởi điểm phát triển kinh tế tập thể. Đồng thời, khơi dậy tinh thần “Tương thân tương ái”, hội viên, nông dân cùng giúp nhau làm kinh tế gia đình, thông qua hình thức hùn vốn, cây giống, con giống, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm.
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới
Kiểm tra công tác chuẩn bị lễ công bố xã Mỹ Khánh đạt nông thôn mới kiểu mẫu
Châu Thành hướng đến “Huyện nông thôn mới”