Khi công tác phối hợp được thực hiện đồng bộ, thống nhất, hoạt động thả tái tạo nguồn lợi thủy sản thu hút sự tham gia đông đảo của các tổ chức, doanh nghiệp (DN), người dân, tín đồ tôn giáo. Những loài thủy sản được chọn thả là những loài giúp bảo tồn đa dạng sinh học, có giá trị kinh tế, mang lại lợi ích cho cộng đồng; giảm thiểu phát tán những loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại, ảnh hưởng môi trường sinh thái.
Là tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, An Giang đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững theo hướng hiện đại, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh. Chuyển đổi từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”. Tích hợp đa giá trị vào sản phẩm, tăng thu nhập của người dân, tiến đến mục tiêu nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Để nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, hội viên, nông dân xã Phước Hưng (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương. Từ đó, nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh (SXKD) mới được hình thành và đạt nhiều kết quả khả quan, giúp nông dân nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất.
Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh cho biết, đến nay, toàn tỉnh An Giang có 67/116 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 57,76% (có 25 xã NTM nâng cao).
Sau gần nửa năm hoạt động, Hợp tác xã (HTX) Rau Sau Hè (xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) luôn bám sát mục tiêu phát triển nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận, mong muốn lớn nhất của các thành viên HTX Rau Sau Hè là có thể cung cấp cho người tiêu dùng các loại rau, củ, quả hữu cơ vừa ngon, vừa an toàn, giá cả phù hợp.
Với nhiều đặc điểm nổi bật, như: Dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật chăm sóc, sinh sản nhanh, không đầu tư nhiều vốn... nên thỏ là một trong những vật nuôi được lựa chọn để chăn nuôi tại hộ gia đình. Nhờ phát triển mô hình chăn nuôi thỏ, nhiều hộ dân có thêm nguồn thu nhập ổn định.
Năm 2022, ngành nông nghiệp An Giang đặt mục tiêu tăng trưởng 2,7%. Quý I, ước tổng giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 16.759 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 1,89% so cùng kỳ 2021. Toàn ngành đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi luôn được các cấp Hội Nông dân huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) triển khai sâu rộng. Qua đó, tạo không khí thi đua sôi nổi, cổ vũ tinh thần, ý chí, nghị lực của nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, hội viên nông dân xã Hòa An (huyện Chợ Mới) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) đặt mục tiêu doanh thu đạt hơn 8.004 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 70 tỷ đồng - lần lượt tăng hơn gấp đôi và tăng 22% so với kết quả đạt được trong năm 2021. Vì sao Angimex lạc quan mục tiêu vừa nêu?
Trên cùng đơn vị diện tích, rau màu, cây ăn trái thường cho hiệu quả kinh tế khá hơn lúa. Vấn đề là cần có liên kết sản xuất, tiêu thụ với doanh nghiệp (DN) để bảo đảm đầu ra, đồng thời có nhà máy chế biến tại chỗ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm.
Vụ lúa hè thu 2022, toàn tỉnh dự kiến xuống giống 229.373ha. Với năng suất ước đạt 5,83 tấn/ha, sản lượng có thể gần 1,34 triệu tấn. Nhằm đảm bảo sản xuất thắng lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo ngành chuyên môn hướng dẫn nông dân xuống giống theo khung lịch thời vụ của tỉnh.
Từ những kinh nghiệm trong việc sửa chữa các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp của gia đình, anh Nguyễn Vủ Linh (nông dân ấp Phú Quới, xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã mày mò cải tiến thành công nhiều máy móc, như: Máy cày, máy kéo nhiều chức năng giúp nhà nông giảm chi phí, tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Trong khi nhiều nông dân phát triển mô hình trồng dưa lưới, anh Bùi Văn Sang (ngụ xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang) lại lựa chọn cây dưa lê Thái Kim để phát triển kinh tế gia đình. Mặc dù đây là loại cây trồng mới tại địa phương, nhưng hiệu quả bước đầu đã được khẳng định.
Từ nền đất ruộng, ông Trần Văn Kết (nông dân ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) chuyển đổi lên vườn trồng 100 gốc sầu riêng giống Ri6, trên diện tích 5.000m2. Do được canh tác hữu cơ, tạo được nền đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, nên chất lượng sầu riêng được đánh giá cao với hương vị thơm ngon, ngọt…
Giai đoạn 2021-2030, tỉnh An Giang không đặt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp quá cao (duy trì tăng trưởng bình quân 2,8-3%/năm), nhưng tập trung chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”. Trên cơ sở cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi theo hướng hợp lý, phát triển nông nghiệp hữu cơ, An Giang quyết tâm đưa nông nghiệp trở thành động lực, phát huy vai trò nền tảng thúc đẩy kinh tế phát triển.
Với sự tham gia tích cực của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng. Tham gia HTX, nông dân được cung cấp những dịch vụ, vật tư nông nghiệp với giá gốc, được hướng dẫn áp dụng kỹ thuật tiến bộ, yên tâm đầu ra, tăng giá trị nông sản và thu nhập.
So với mọi năm, vụ rau muống lấy hạt năm nay ở xã Hiệp Xương (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) tăng vượt trội về diện tích. Người dân mạnh dạn chuyển đổi hoặc tiếp tục nhân rộng, bởi thấy được mô hình cho hiệu quả kinh tế khá cao. Đây còn là một trong những cây màu phát triển khá phù hợp trên đất lúa, địa phương khuyến khích các hộ chuyển đổi để có thu nhập ổn định hơn trong vụ đông xuân.
Cao điểm mùa khô năm 2022, huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đã chủ động phương án đảm bảo nước phục vụ sản xuất của người dân. Trong đó, tận dụng hiệu quả các công trình thủy lợi vùng cao hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại những khu vực mà trước đây được ví như “sa mạc trắng”.
Những năm qua, Hội Nông dân xã Vĩnh Thành (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) quan tâm triển khai phong trào thi đua nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, với nhiều đổi mới, sáng tạo. Qua đó, giúp nông dân nhân rộng mô hình mới, vận dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để làm ăn có hiệu quả, kinh tế gia đình không ngừng phát triển và làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Khánh Bình chuyển mình cùng nông thôn mới nâng cao
Xét công nhận huyện Châu Thành đạt chuẩn huyện nông thôn mới
Nông thôn Vĩnh Lợi hôm nay
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới