Báo An Giang nhận được đơn của ông Nguyễn Hoàng Huy (ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới) phản ánh: cơ sở thu mua phế liệu của ông Nguyễn Văn Trường hoạt động gây tiếng ồn, xả thải xuống sông làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến giao thông.
Bà Trần Thị Bé Nga (sinh năm 1967, ngụ tổ 7, ấp Voi 1, xã Núi Voi, Tịnh Biên - là bà nội và bà ngoại của 3 cháu bị xâm hại) làm đơn gửi đến nhiều cơ quan, khiếu nại đối tượng dâm ô 6 trẻ em vẫn tại ngoại dù bản án có hiệu lực thi hành gần 4 tháng qua.
Nhiều cử tri An Giang nêu ý kiến, kiến nghị liên quan đến ngành xây dựng. Bộ Xây dựng đã tổng hợp các ý kiến, kiến nghị và đã trả lời cử tri. Báo An Giang lược trích thông tin gửi đến bạn đọc.
Bà Nguyễn Thị Tha (khóm Bình Đức 5, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên), ông Ngô Văn Thẩn (tổ 25, ấp Tây Thượng, xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang) phát hiện mình mang số nợ lớn tại Ngân hàng T., khẳng định do một nhân viên ngân hàng gây ra. Cũng nhân viên này bị bà Lê Thị Kiều Giang (khóm Bình Đức 5,phường Bình Đức), Trần Hồ Ngọc (ấp Bình Trung, xã Bình Phước Xuân, Chợ Mới), ông Trần Nhật Thanh (khóm Đông Thịnh 9, phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên) tố cáo vay tiền không trả.
Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết (sinh năm 1957, ngụ tổ 25, ấp An Thuận, xã Hòa Bình, Chợ Mới) khiếu nại cha con ông Nguyễn Tấn Phong, Nguyễn Tấn Phúc chiếm phần đất hành lang giao thông ở trước nhà, không cho gia đình bà xây cây cầu đi vào nhà.
Báo An Giang nhận được đơn của ông Dương Văn Mến (ngụ ấp Bình Thành, xã Bình Thành, Thoại Sơn, An Giang) kêu oan đối với bản án của Tòa án nhân dân (TAND) 2 cấp, yêu cầu hoãn thi hành án, xin hỗ trợ nền nhà tái định cư và tạm ứng trước một số tiền được giải quyết đền bù giải tỏa.
Ông Trần Văn Vẹn (sinh năm 1986) và Lê Triệu Công (sinh năm 2001, cùng ngụ ấp Tân Huệ, xã Vọng Thê, Thoại Sơn, An Giang) làm đơn tố cáo một công an xã Vọng Thê cùng nhóm thanh niên đánh, chém 2 ông, gây thương tích đến 8% và 10%. Vụ việc xảy ra gần 9 tháng nhưng đối tượng vi phạm vẫn chưa bị xử lý.
Bà Đào Thị Nhiển (ngụ ấp An Khương, xã An Thạnh Trung, Chợ Mới, An Giang) tranh chấp ranh đất với hàng xóm, nhưng đến giờ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Sang nhượng nhà đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và quyền sở hữu nhà, ông Nguyễn Văn Chủng (sinh năm 1971), bà Quách Thị Kim Xuyến (sinh năm 1976, ngụ tổ 36, ấp Hòa Phú 1, xã Bình Hòa, Châu Thành, An Giang) thực hiện đầy đủ thủ tục rồi công chứng. Đến khi xin chuyển QSDĐ, họ bị cơ quan chức năng từ chối thực hiện.
Báo An Giang nhận được đơn của ông Hồ Văn Tô (ngụ ấp Quốc Hưng, xã Quốc Thái, An Phú, An Giang) tố cáo ông H.M.Đ (Chấp hành viên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện An Phú) làm trái quy định trong quá trình tổ chức thi hành án, gây thiệt thòi quyền lợi của ông.
Ông Phan Văn Sang (sinh năm 1970, ngụ ấp Nhơn Hòa, xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới, An Giang) cho rằng: sau khi sang nhượng đất, vợ chồng ông Nguyễn Thành Được (sinh năm 1969) và vợ chồng ông Đoàn Văn Nhiệm (sinh năm 1966, cùng ngụ ấp Nhơn Lộc, xã Nhơn Mỹ) chiếm luôn đất bờ kênh cùng căn nhà cấp 4, giả mạo giấy tờ chiếm diện tích lớn và sang tên cho con trai, bất chấp sự phản đối của ông Sang.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (ngụ khóm Châu Quới 3, phường Châu Phú B, TP. Châu Đốc, An Giang) gửi đơn khiếu nại Tòa án nhân dân (TAND) huyện An Phú kéo dài hồ sơ giải quyết vụ việc của bà.
Sáng 16-9, Công đoàn ngành y tế An Giang khai mạc lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ Công đoàn cho các cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Ông Nguyễn Văn Hy (sinh năm 1943, ngụ tổ 14, ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới, An Giang) khiếu nại người cháu Nguyễn Hùng Dũng tự trồng cỏ hàng ngàn mét vuông đất trong khu mộ của tộc họ. Bị phản đối, ông Dũng đã 3 lần cam kết trước bà con và chính quyền địa phương sẽ trả lại đất, nhưng không thực hiện, buộc ông Hy khởi kiện vụ việc đến tòa án, làm tình nghĩa bà con bị sứt mẻ.
Ông Lê Văn Tốt (ngụ ấp Cầu Dây, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú) gửi đơn đến Báo An Giang phản ánh, đất của ông sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lại bị hao hụt diện tích gần 2.000m2
Lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết của người dân, các đối tượng tội phạm đã sử dụng mạng xã hội hoặc điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân. Tuy thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội không mới và thường xuyên được các cơ quan chức năng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng vẫn còn nhiều người cả tin dẫn đến tình trạng “tiền mất, tật mang”.
Qua ủy quyền của bà Lê Thị Gọn (sinh năm 1949, ngụ tổ 9, ấp Hòa Long 4, thị trấn An Châu, Châu Thành, An Giang), ông Nguyễn Văn Ny (sinh năm 1948, ngụ tổ 6, ấp Tân Phú, xã Mỹ Phú Đông, Thoại Sơn) khiếu nại đến nhiều nơi, cho rằng địa phương không chịu bán nền nhà trả chậm theo quy định cho gia đình ông.
Báo An Giang nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Bé (ngụ ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Khánh, Thoại Sơn, An Giang) khiếu nại Chi cục Thi hành án Dân sự (THADS) huyện Thoại Sơn chậm thi hành án theo quyết định đã tuyên.
Thời gian chờ đến ngày phán quyết của tòa án cấp phúc thẩm, ông Lê Văn Phong (sinh năm 1970, ngụ số 39/6A, khóm Nguyễn Du, phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, An Giang) làm đơn gửi nhiều nơi kêu oan, cho rằng bản thân bị đánh thương tích đến 32%, nhưng cơ quan bảo vệ pháp luật lại xử ông tội “Cố ý gây thương tích”, phạt 2 năm tù giam.
Bà Nguyễn Thị Lẹ (ngụ khóm Vĩnh Tây 3, phường Núi Sam, TP. Châu Đốc, An Giang) gửi đơn đến các cơ quan chức năng nhờ can thiệp về việc nguy cơ bị mất nhà Tình nghĩa do tranh chấp đất kéo dài, trong khi cấp có thẩm quyền đã giải quyết xong từ hơn 10 năm trước.