Thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi là một trong số phong trào lớn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động, được hội viên nông dân ở huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) tích cực hưởng ứng. Thời gian qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật ở “xứ nếp” được đẩy mạnh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất đất nông nghiệp và khởi sắc đời sống người dân.
Hệ thống công trình thủy lợi vùng Bảy Núi được đầu tư, đưa vào sử dụng không chỉ giúp người dân chủ động mở rộng diện tích canh tác, mà còn mạnh dạn áp dụng phương thức luân canh, tăng vụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo nguồn thu nhập ổn định.
Những năm qua, phong trào thi đua nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi trên địa bàn xã Vĩnh Thành (huyện Châu Thành) được quan tâm triển khai sâu rộng, hiệu quả, với nhiều đổi mới, sáng tạo. Qua đó, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần cống hiến, khát vọng làm giàu của nông dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Lợi nhuận tương đối cao, cùng nhiều bất cập trong quản lý, dẫn tới tình trạng nhiều người làm giả, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) kém chất lượng. Từ đó, khiến cho nông dân lo lắng khi vô tình sử dụng, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, gây thiệt hại về kinh tế.
Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động thường niên của UBND huyện An Phú (tỉnh An Giang). Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân trong việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản trên địa bàn huyện nói chung, khu vực búng Bình Thiên nói riêng.
Nhiệm kỳ qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, luôn được Ban Thường vụ Hội Nông dân xã Long Kiến (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) quan tâm, đặt thành mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm hàng năm để tổ chức thực hiện. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân.
Thoại Sơn vừa được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023. Đây là huyện đầu tiên của tỉnh An Giang đạt chuẩn huyện NTM trong năm 2018, vượt lộ trình kế hoạch 1 năm, tiếp tục trở thành huyện NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh.
Thời gian qua, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh của từng địa phương, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Châu Phú tích cực thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chủ động tiếp cận thị trường để ổn định đầu ra của sản phẩm... nhằm bắt nhịp xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững.
UBND huyện An Phú (tỉnh An Giang) triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Huyện An Phú đề ra mục tiêu, thống nhất lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2030 là 10.050ha.
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhiều bà con đang tất bật cho công tác xuống giống vụ thu đông 2024. Thế nhưng, hiện trạng lúa cỏ, lúa ma hoành hành khiến cho bà con trăn trở về một vụ mùa bội thu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của ngành nông nghiệp trong 8 tháng năm 2024 đều cao hơn cùng kỳ năm trước.
Sáng 30/8, tại hồ Tà Lọt (xã An Hảo, TX.Tịnh Biên) Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, UBND TX. Tịnh Biên tổ chức vận hành “Dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng Bảy Núi tỉnh An Giang”.
Sáng 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang phối hợp Công ty TNHH SiGen (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) tổ chức Hội thảo Ứng dụng giải pháp công nghệ hệ thống hố ga thu nước, ngăn mùi, chống muỗi.
Liên kết chặt chẽ trong sản xuất - tiêu thụ nông sản là một phần quan trọng trong định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Bên cạnh lợi ích xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng phục vụ chế biến, kinh doanh, xuất khẩu, doanh nghiệp (DN) tham gia liên kết sản xuất trên địa bàn An Giang còn được tạo điều kiện thuận lợi với nhiều chính sách ưu đãi.
Ngày 29/8, tại xã Tây Phú (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang) tổ chức Hội thảo triển khai mô hình máy sạ hàng kết hợp vùi phân tham gia đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh tại An Giang.
Sáng 29/8, Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang (Antesco) phối hợp UBND huyện Phú Tân tổ chức sơ kết 2 năm (2023-2024) thực hiện biên bản ghi nhớ với UBND huyện và triển khai kế hoạch năm 2025 hợp tác, thúc đẩy phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ đậu nành rau, bắp ngọt.
Từ một cơ sở sản xuất rượu gạo truyền thống, nhờ tuyên truyền, định hướng, hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ sở rượu gạo Năm Méo (ấp Long Thành, xã Long An, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) đã nâng tầm sản phẩm khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP). Qua đó, chất lượng sản phẩm được nâng cao, thị trường mở rộng, lợi nhuận ngày càng tăng…
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang đang triển khi các mô hình thí điểm áp dụng kỹ thuật canh tác mới thuộc Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án 1 triệu héc-ta lúa). Ruộng trình diễn và ruộng đối chứng là cơ sở thực tiễn quan trọng để nông dân đánh giá, so sánh hiệu quả, nhân rộng mô hình.
Mùa nước đổ, bà con đầu nguồn huyện An Phú (tỉnh An Giang) chộn rộn chăn nuôi cá tra thương phẩm. Sau bao thăng trầm, cái nghề cơ cực của cha ông được ngư dân duy trì cho tới bây giờ.
Trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) nói riêng, một số cửa hàng nông sản ra đời trước đây do doanh nghiệp hoặc cá nhân thuê mặt bằng ở chợ, trung tâm dẫn đến áp lực về chi phí và hiệu quả kinh doanh. Để tháo gỡ những khó khăn trên, Hội Nông dân huyện Phú Tân đã khai trương cửa hàng nông sản và sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) với cách vận hành mới, mong muốn tạo kênh tiêu thụ thiết thực hơn cho nông dân và người tiêu dùng tiếp cận thuận lợi.
Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Sẽ có khoảng 65% số xã đạt chuẩn nông thôn mới sau sắp xếp đơn vị hành chính
“Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới
Xã Bình Hòa khánh thành cầu Nghĩa trang nhân dân
Thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới
Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh