Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa, những người con tâm huyết với quê hương An Giang nâng lên thành sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Tự hào hơn, sản phẩm từ đặc sản thốt nốt và xoài cát Hòa Lộc “ghi tên” tại Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023. Từ đó, tạo động lực lan tỏa hàng hóa từ vùng nông thôn An Giang ra cả nước.
Theo Chi cục Thủy sản An Giang, tình hình khai thác bằng xung điện vẫn còn diễn ra chủ yếu là ghe cào, xuyệt điện), ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Để trốn tránh cơ quan chức năng họ chuyển sang khai thác cá vào ban đêm, hoặc cuối tuần. Đồng thời, liên lạc cảnh báo với nhau trong quá trình “chích” cá trên đồng. Mới đây, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn kiểm tra khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân.
Chiều 21/12, Hội Nông dân huyện Phú Tân tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024.
GS Võ Tòng Xuân - nhà khoa học hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam, 'cha đẻ' nhiều giống lúa ngon của vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long vừa được VinFuture 2023 vinh danh.
Hơn 1 tháng nữa đến Tết Nguyên đán, nhà vườn trồng hoa, cây ăn trái đang tất bật với các công đoạn cuối, chuẩn bị đưa ra thị trường mặt hàng ngon, đẹp, chất lượng. Trong 1 năm thời tiết và thị trường đều có biến động, giá cả sản phẩm dự kiến không tăng nhiều.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị. Tại An Giang, phát triển OCOP là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), là tiêu chí bắt buộc đối với xã NTM nâng cao.
Tại xã Khánh An (huyện An Phú, tỉnh An Giang), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang vừa tổ chức hội thảo giới thiệu, kết nối tiêu thụ xoài keo cho nông dân xã Khánh An, Khánh Bình, thị trấn Long Bình. Để nâng cao hiệu quả trong canh tác, tránh rủi ro về giá, việc đẩy mạnh liên kết vùng trồng, sản xuất theo hướng an toàn và mạnh dạn kết nối tiêu thụ sản phẩm rất cần thiết.
Hội Nông dân huyện An Phú (tỉnh An Giang) đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nguồn vốn, cây trồng, vật nuôi mới. Trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, các hoạt động hỗ trợ mang lại hiệu quả tích cực, giảm nghèo bền vững.
Tham gia “Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”, tỉnh An Giang đang tập trung xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao; phấn đấu đạt 150.000ha trên toàn tỉnh trong năm 2024.
Chuyên trang OCOP Báo Nhân Dân kỳ vọng góp phần lan tỏa những giá trị về chất lượng, văn hóa của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam; qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động truyền thông chính sách, đi vào chiều sâu, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu mới của Chương trình OCOP.
Ngày 19/12, tại xã Tân Trung, Hội Nông dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) tổ chức Hội thi "Cán bộ - Hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới" lần thứ X/2023.
Trong sự kiện Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam (từ ngày 11 đến 15/12/2023), tại TP.Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang), với phương châm “Nâng tầm gạo Việt”, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) đã tham gia Festival trên tinh thần "Hội nhập – Giao lưu – Gắn kết", giới thiệu đến các khách hàng, đối tác và người tiêu dùng về sản phẩm lúa gạo của Việt Nam, phục vụ cho nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu.
Trước thềm Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 (diễn ra từ ngày 25 - 27/12/2023 tại Thủ đô Hà Nội), Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Cà Mau Trần Thị Quyết phấn khởi, bày tỏ tin tưởng vào Đại hội lần này sẽ tập trung đưa ra các giải pháp đổi mới mạnh mẽ phương thức tập hợp, đoàn kết nông dân; tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp; đẩy mạnh hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ thông tin, tham gia chuyển đổi số để người dân yên tâm sản xuất.
ĐBSCL nói chung, tỉnh An Giang nói riêng quen gắn bó, sống nhờ vào nguồn lợi thủy sản thiên nhiên “trời ban” cho vùng đất này. Nhưng nguồn lợi vơi dần, tái tạo không kịp tốc độ “tận diệt” của một bộ phận người dân. Điều này đã được nhận ra từ lâu, cảnh báo liên tục, gây bức xúc trong đời sống xã hội.
Sự năng động, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ thôi thúc Lê Thị Tuyết Trinh (ngụ phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi dúi. Những tín hiệu khả quan của mô hình giúp gia đình Tuyết Trinh có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Đồng thời, mở ra nhiều triển vọng, truyền cảm hứng cho thanh niên địa phương khởi nghiệp.
Ngày 18/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang phối hợp Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, Trung tâm Khuyến nông An Giang và Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn tổ chức tọa đàm truyền thông nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông phục vụ xây dựng nông thôn mới năm 2023.
Sáng 18/12, Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp Tỉnh đoàn An Giang và Huyện đoàn Tri Tôn tổ chức chương trình tập huấn kỹ thuật và bàn giao bò giống cho đoàn viên, thanh niên dân tộc thiểu số Khmer có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Lê Trì (huyện Tri Tôn).
Thực tế cho thấy, liên kết trong sản xuất nông nghiệp giúp đảm bảo đầu ra nông sản, nông dân có lợi nhuận ổn định, hạn chế tình trạng “được mùa, mất giá”, nâng cao giá trị gia tăng, tạo bước phát triển nhanh, bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
Những ngày này, nông dân ở thủ phủ cam đặc sản Khe Mây, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đang khẩn trương thu hoạch sản phẩm để xuất bán. Với chất lượng vượt trội so với giống cam ở các vùng khác, loại quả đặc sản này đã giúp bà con nông dân ở đây có thu nhập ổn định.
Ngày 16/12, UBND xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) phối hợp Công ty TNHH Liên doanh Antraco tổ chức trao bò giống cho bà con dân tộc thiểu số Khmer có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã.