Trong hệ sinh thái lúa gạo, tất cả các bên tham gia, từ nông dân, hợp tác xã (HTX), tổ khuyến nông cộng đồng cho đến thương lái, doanh nghiệp (DN) liên kết, DN xuất khẩu, ngân hàng… đều được hưởng lợi và gắn kết chặt chẽ với nhau. Quyền lợi và nghĩa vụ đan xen giúp hệ sinh thái lúa gạo thêm phong phú, đa dạng, xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo bền vững hơn.
Dự án “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh”(GIC) được triển khai trên địa bàn tỉnh An Giang, với 4 gói hỗ trợ mang đến những kết quả tích cực, mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất lúa gạo và trồng xoài trong việc nâng cao chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải khí nhà kính… Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường sống của nông dân.
Ngày 22/11, tại xã Mỹ Phú Đông (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), Trung tâm Khuyến nông An Giang (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang) tổng kết mô hình “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP, ứng dụng cơ giới hóa, gắn liên kết doanh nghiệp tiêu thụ”.
Với ưu điểm dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, không đòi hỏi nhiều diện tích mặt nước, mô hình nuôi ốc bươu đen được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai, nhân rộng. Bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, giúp nông dân cải thiện cuộc sống.
Hàng năm, khi tiết trời chuyển từ thu sang đông, gió bấc đầu đông chớm lạnh, là lúc nhà vườn trồng mai kiểng tất bật chuẩn bị cho mùa mai Tết.
Nhằm gia tăng giá trị nông sản, ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới đã từng bước xây dựng vùng chuyên canh, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đáp ứng yêu cầu thị trường. Đồng thời, phục vụ cho xuất khẩu, giúp nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững.
Để điều chỉnh, sắp xếp lại lịch thời vụ nhằm khắc phục tình trạng suy thoái đất, nước, sâu bệnh, năng suất lúa, nếp thấp... huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) là địa phương đầu tiên trong tỉnh xin chủ trương xả lũ 50% trong vụ thu đông và thực hiện sản xuất “2 năm, 5 vụ”. Duy trì qua 5 năm, với những hiệu quả mang lại và sự đồng thuận của người dân cho thấy, đây là chủ trương đúng đắn. UBND huyện Phú Tân tiếp tục duy trì “dài hơi” chủ trương này đến năm 2026.
Sáng 17/11, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang tổ chức đào tạo, tập huấn triển khai “Mạng nhà nông” đối với cán bộ sở, các chi cục trực thuộc và hợp tác xã, nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang.
Với diện tích xoài rộng lớn (12.633ha), chỉ cần giảm được 10% tỷ lệ thất thoát, nhà vườn ở An Giang có thể tăng thêm thu nhập hơn 60 tỷ đồng/năm. Không những thế, kỹ thuật trồng xoài mới còn tiết kiệm được lượng nước, lựa chọn dinh dưỡng phù hợp với vùng đất, nâng chất lượng và giá trị trái xoài.
Vụ đông xuân 2023 - 2024, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) dự kiến xuống giống lúa với diện tích 42.639ha. Để sản xuất vụ mùa thắng lợi, chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp huyện Tri Tôn tập trung xuống giống đúng thời vụ, lựa chọn giống chất lượng, tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất…
Qua thời gian khảo nghiệm thành công, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ An Giang đã giới thiệu về quy trình sản xuất cây giống gốc ghép và những ưu điểm mang lại cho nông dân. Trung tâm có khả năng cung cấp mỗi tháng khoảng 20.000 cây giống cà chua gốc ghép cho nông dân.
Ngày 14/11, tại xã Vọng Đông (huyện Thoại Sơn), Trung tâm Khuyến nông An Giang (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang) tổ chức Hội nghị Ứng dụng cơ giới hóa trong gieo sạ lúa và sơ kết dự án xây dựng mô hình sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại ĐBSCL năm 2023.
Từ khi chuyển đổi và hoạt động theo Luật Hợp tác xã (HTX) 2012, HTX Nông nghiệp Chợ Vàm (thị trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân) đã có những chuyển biến tích cực trong sản xuất - kinh doanh (SXKD). Số lượng thành viên được mở rộng; năng suất, sản lượng nông sản được nâng lên; thu nhập các thành viên ngày càng cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao…
Giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng là thời điểm có nhiều loại sâu bệnh phát triển, gây hại. Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) tăng cường kiểm tra đồng ruộng chủ động ngăn chặn sâu bệnh gây hại vụ lúa thu đông 2023, không để ảnh hưởng đến năng suất.
Vụ thu đông 2023 đang canh tác thuận lợi, năng suất và giá lúa đều cao hơn cùng kỳ; xuất khẩu cá tra hồi phục; chăn nuôi tiếp tục phát triển… Những yếu tố này đang góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ngành nông nghiệp năm 2023, tạo đà tăng tốc năm 2024, 2025.
Trong điều kiện thời tiết, khí hậu, dịch bệnh diễn biến khó lường; giá vật tư nông nghiệp tăng cao, nhưng giá bán sản phẩm thấp và không ổn định thì việc vận động nông dân, doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị là một trong những giải pháp tối ưu, hướng nông nghiệp phát triển bền vững.
Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh với Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (Tập đoàn Lộc Trời), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Hội Nông dân tỉnh và Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đang chủ động hợp tác với Tập đoàn Lộc Trời, hướng đến xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo chất lượng theo chuỗi giá trị bền vững trên địa bàn An Giang.
Ngày 9/11, Công ty TNHH Angimex - Kitoku phối hợp Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện liên kết sản xuất lúa Nhật năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024.
Ngày 9/11, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Lê Thanh Tùng dẫn đầu đoàn công tác Cục Trồng trọt đến khảo sát và làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh An Giang về tình hình sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2023 – 2024.
Ngày 7/11, tại Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tổ chức Ngày hội khách hàng Lộc Trời năm 2023.
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới
Kiểm tra công tác chuẩn bị lễ công bố xã Mỹ Khánh đạt nông thôn mới kiểu mẫu
Châu Thành hướng đến “Huyện nông thôn mới”