Với đặc thù địa phương có đông đồng bào dân tộc thiếu số (DTTS) Khmer sinh sống, Hội Nông dân xã An Cư (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) luôn tích cực hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất, tham gia mô hình kinh tế hợp tác nhằm vươn lên cải thiện cuộc sống.
Từng là địa phương phát triển mạnh mô hình nuôi tôm càng xanh, nông dân xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) chuyển dần sang ương dưỡng cá tra giống. Việc chuyển đổi giúp nông dân cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống. Đồng thời, phát triển vùng cung cấp con giống ổn định cho tỉnh An Giang và khu vực lân cận.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Nguyễn Văn Văn cho biết, trên địa bàn huyện hiện có 26 hợp tác xã (HTX), tăng 4 HTX so năm 2020, trong đó có 25 HTX nông nghiệp và 1 HTX phi nông nghiệp. Các HTX có 549 thành viên (tăng 36 thành viên), tổng số lao động làm việc thường xuyên là 575 người. Trung bình, mỗi HTX góp phần tạo việc làm cho 20 lao động tại địa phương (5 lao động thường xuyên, 15 lao động theo mùa vụ).
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang cho biết, năm 2023, tỉnh có kế hoạch chuyển đổi 7.473,2ha từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái. Trong đó, chuyển đổi sang nhóm rau dưa 1.465,4ha, nhóm cây màu 3.245,8ha, nhóm cây ăn trái 2.762ha.
Những chương trình, dự án mà Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) triển khai tại Việt Nam đang phát huy hiệu quả tốt. Với sự quan tâm hỗ trợ của Đại sứ quán Úc, thế mạnh nông nghiệp vùng ĐBSCL sẽ được tập trung nhiều hơn, đặc biệt là cây lúa và cá tra.
Chỉ bón 2 lần/vụ (bón vùi và bón đón đòng) giúp giảm 30% lượng bón thúc tăng trưởng, giảm 60% lượng giống gieo sạ, nhưng vẫn đảm bảo tăng năng suất, lợi nhuận đến 3,4 triệu đồng/ha.
Mô hình tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) là khởi điểm phát triển kinh tế tập thể. Đồng thời, khơi dậy tinh thần “Tương thân tương ái”, hội viên, nông dân cùng giúp nhau làm kinh tế gia đình, thông qua hình thức hùn vốn, cây giống, con giống, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm.
Trong bối cảnh nhu cầu lương thực thế giới tăng, giá lúa ở mức cao, tỉnh An Giang tập trung bảo vệ tốt sản xuất vụ thu đông 2023, đồng thời chủ động chuẩn bị điều kiện xuống giống vụ đông xuân 2023 - 2024, vụ sản xuất chính trong năm - với năng suất cao, chất lượng tốt.
Ngày 31/8, tại xã Phú Thọ, Hội Nông dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) tổ chức đối thoại giữa Thường trực UBND huyện với nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tiêu biểu. 120 nông dân đã tham gia đối thoại.
Trên cùng đơn vị diện tích, cây ăn trái cho năng suất, sản lượng cao hơn, doanh thu và lợi nhuận lớn hơn một số loại cây trồng khác. Tuy nhiên, đầu tư vườn cây ăn trái đòi hỏi chi phí lớn, thời gian cho trái lâu hơn so với cây ngắn ngày. Do vậy, cần có chính sách ưu đãi về vốn, liên kết đầu ra ổn định với doanh nghiệp (DN) để nông dân mạnh dạn đầu tư.
Dự án “Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam” (gọi tắt là Dự án DGD) được triển khai trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2022 - 2026. Thông qua dự án này, nữ nông dân và lao động thời vụ được tiếp cận với những chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, việc làm, sinh kế bền vững…
Tận dụng diện tích đất vườn trồng xoài, anh Bùi Xuân Điện (ngụ xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) phát triển thêm mô hình nuôi dê theo hình thức thả vườn, bán hoang dã. Cách làm này giúp anh Điện giảm đáng kể công chăm sóc, chi phí thức ăn cho dê, giảm luôn chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên cây xoài… Mô hình ngày càng phát huy hiệu quả, thể hiện nhiều ưu điểm nổi bật so với phương pháp truyền thống.
Sáng 28/8, Hội Nông dân huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) kết hợp Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác hội cho hơn 90 chủ tịch, phó chủ tịch hội nông dân cơ sở và chi hội trưởng nông dân khóm, ấp trên địa bàn huyện.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Trương Kiến Thọ cho biết, trước tình hình giá lúa gạo đang tăng cao, tỉnh tập trung xuống giống và bảo vệ an toàn cho hơn 148.000ha lúa thu đông 2023 theo kế hoạch. Đối với các địa phương có hệ thống đê bao khép kín an toàn trong mùa lũ, tùy điều kiện thực tế, ngành nông nghiệp khuyến khích tăng diện tích xuống giống lúa thu đông thêm 5.000 - 6.000ha để tận dụng thời cơ lúa gạo. Qua rà soát các vùng an toàn và ngập lũ, An Giang có thể tăng thêm 10.000 - 12.000ha lúa thu đông cho các năm tiếp theo.
Từ nhiệm vụ cụ thể, giải pháp tập trung, quyết liệt, ngành nông nghiệp huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đạt nhiều kết quả trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.
Với Đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính tại vùng ĐBSCL, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kỳ vọng xây dựng vùng trồng lúa ổn định, chất lượng cao, liên kết chặt chẽ để nâng cao giá trị, xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia “GẠO VIỆT NAM/ VIETNAM RICE”. Từ đó, nông dân có thể làm giàu trên chính mảnh ruộng của mình; Việt Nam có lượng gạo ổn định, chất lượng, uy tín để tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Tận dụng lợi thế diện tích vườn cây ăn trái rộng lớn, ông Lý Văn Hùng Bá (xã Mỹ Phú Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) phát triển mô hình nuôi ong lấy mật, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Hiện nay, viện, trường, cơ quan quản lý Nhà nước với hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) kết nối đưa sinh viên đến thực tập, tìm kiếm cơ hội việc làm ngay tại vùng nguyên liệu nông sản. Hoạt động này vừa đáp ứng nhu cầu nghiên cứu thực tế, vừa cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho nông nghiệp. Lực lượng tri thức trẻ góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh.
Để tận dụng thời cơ lúa gạo, tỉnh An Giang quyết tâm bảo vệ sản xuất vụ thu đông 2023 trong mùa mưa lũ; tạo điều kiện tốt nhất cho vụ chính đông xuân 2023 - 2024. Tuy nhiên, diễn biến thời tiết phức tạp có thể ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, cần tập trung theo dõi để ứng phó kịp thời.
Những năm gần đây, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hoạt động hiệu quả đã góp phần quan trọng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương. Đặc biệt, HTX nông nghiệp đang ngày càng khẳng định vai trò định hướng, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản phẩm nông nghiệp của người dân, trong đó có huyện Châu Phú.
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới