Sáng 18/8, Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp Hội Nông dân huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với nông dân tiêu biểu.
Để tận dụng thời cơ lúa gạo, nâng cao giá trị ngành hàng chủ lực của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khuyến cáo nông dân, hợp tác xã (HTX) thực hiện Quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tại vùng ĐBSCL, ban hành kèm theo Quyết định 73 /QĐ-TT-VPPN, ngày 25/4/2022 của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT).
Huyện An Phú có 14 tiểu vùng đê bao kiểm soát lũ triệt để bảo vệ sản xuất 3 vụ/năm, tổng diện tích 6.136ha. Năm 2023, huyện dừng sản xuất (xả lũ có kiểm soát) vùng Bắc mương Tám Sớm, diện tích 1.057ha. Kế hoạch xuống giống vụ thu đông toàn huyện là 5.079ha (lúa 4.490ha, rau màu 589ha).
Trung tâm Khuyến nông An Giang phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức 2 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật “Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” tại xã Lương An Trà và Tà Đảnh. Trên 140 cán bộ khuyến nông xã, thị trấn, cùng nông dân xã Lương An Trà và Tà Đảnh tham dự.
Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập nông dân được thực hiện từ hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nhân rộng mô hình hiệu quả… Đặc biệt, công tác tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” được xem là nhiệm vụ trọng tâm.
Từ con cua đồng gần gũi, thân thuộc với bà con vùng sông nước, qua sự sáng tạo, cùng với tinh thần cầu tiến của Lê Hữu Ý (khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), chúng biến thành cua muối, được phản hồi tích cực từ thị trường.
Sáng 11/8, Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) phối hợp Hội Nông dân xã Lê Trì tổ chức hội thảo mô hình nuôi thỏ theo hướng an toàn sinh học kết hợp với thức ăn viên.
Ngày 10/8, Trung tâm Khuyến nông An Giang phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức 2 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật “Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” tại 2 xã Lương An Trà và Tà Đảnh (huyện Tri Tôn). Trên 140 cán bộ khuyến nông các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tri Tôn cùng nông dân 2 xã Lương An Trà và Tà Đảnh tham dự.
Phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) kém chất lượng là nỗi lo thường trực của bà con nông dân. Thực trạng này không những ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, đất đai, mà còn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Việc ứng dụng công nghệ số giúp ngành chăn nuôi quản lý chặt chẽ, sát thực tế, số liệu cập nhật nhanh chóng, chính xác. Từ đó, kịp thời phát hiện bất thường về dịch bệnh, tình hình sản xuất chăn nuôi, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tham mưu, đề xuất chiến lược phát triển chăn nuôi phù hợp thực tế, khả thi, tăng hiệu quả chăn nuôi.
Được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lựa chọn xây dựng “Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL”, tỉnh An Giang đã xây dựng mô hình cá tra giống 3 cấp, phát triển vùng nguyên liệu, hình thành chuỗi liên kết sản xuất giống chất lượng cao, tạo đột phá trong lĩnh vực thủy sản.
Thời gian qua, các cấp hội nông dân huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, góp phần tăng thu nhập.
Sản xuất lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn SRP kết hợp trồng hoa sinh thái, ứng dụng biện pháp xử lý rơm rạ; quản lý dịch hại tổng hợp IPM và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật giúp nông dân giảm 15 - 18% chi phí đầu vào; lợi nhuận tăng đến 20% so với ruộng sản xuất truyền thống. Mô hình còn hướng đến việc sản xuất xanh, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Hiệu quả này được chứng minh tại Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tây Phú (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).
Việc phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) gắn với tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực là định hướng lớn, quan trọng của tỉnh. Chỉ có tập hợp nông dân lại, cùng “mua chung, bán chung”, tạo ra vùng nguyên liệu lớn để liên kết, hợp tác với doanh nghiệp (DN) mới tạo ra nền nông nghiệp bền vững, giá trị cao.
Chuyển đổi là xu thế tất yếu để nông nghiệp phát triển trong thời đại công nghệ 4.0. Đây là cơ hội để tỉnh An Giang bứt phá, vươn lên, nếu không muốn “lỡ nhịp”.
Những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi được một số nông hộ huyện Thoại Sơn thực hiện theo phương thức sản xuất nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích canh tác, “lấy ngắn nuôi dài” góp phần nâng cao thu nhập. Điển hình như mô hình xen canh vườn cây ăn trái từ đất lúa kém hiệu quả của gia đình ông Nguyễn Ngọc Phú (sinh năm 1960, ngụ khóm Đông Sơn 1, thị trấn Núi Sập).
Từ đầu năm đến nay, giá phân bón nhập khẩu giảm 27,3%, trong khi gạo Việt Nam xuất đi các nước tăng từ 10 - 45 USD/tấn. Hiện, lúa trên đồng được thương lái mua, giao cho doanh nghiệp xuất khẩu tăng từ 400 - 500 đồng/kg. Đây là cơ hội cho nhà nông tăng gia sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp.
Chiều 1/8, Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức phiên họp thứ nhất Đại hội đại biểu lần X (nhiệm kỳ 2023-2028). Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các ban chuyên môn Trung ương hội; đại diện các sở, ban, ngành tỉnh, cùng 249 đại biểu đại diện cho hơn 102.000 hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh tham dự đại hội.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt nhiều khó khăn, lợi thế nông nghiệp An Giang ngày càng được phát huy, góp phần quan trọng vào kết quả tăng trưởng chung của tỉnh. Do vậy, tập trung bảo vệ sản xuất trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai, đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Trở lại núi Phú Cường (xã An Nông, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) những ngày mưa lất phất, tôi chợt nhớ đến thứ đặc sản đã trở thành nguồn sống cho lao động nông nhàn vào mùa mưa: Măng le. Mang sẵn vị ngon đặc trưng, cộng với bàn tay chế biến của con người, chúng trở thành món ngon khó cưỡng vùng Bảy Núi.
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới
Kiểm tra công tác chuẩn bị lễ công bố xã Mỹ Khánh đạt nông thôn mới kiểu mẫu
Châu Thành hướng đến “Huyện nông thôn mới”