Trong 2 ngày 12-13/6, Hội Nông dân TX. Tân Châu tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VII (nhiệm kỳ 2023-2028), chủ đề "Đoàn kết - Sáng tạo - Liên kết - Phát triển". Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Võ Chí Hùng; Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND TX. Tân Châu Huỳnh Quốc Thái đã đến dự.
Bám sát đặc điểm địa bàn và nhu cầu thực tế của hội viên, nông dân, Hội Nông dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) triển khai có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh (SXKD). Từ đó, khích lệ, động viên hội viên, nông dân đổi mới nếp nghĩ, cách làm và khai thác tốt các điều kiện, thế mạnh của địa phương.
Những năm gần đây, mô hình luân canh cây trồng từ nhiều loại cây khác nhau được một số nông dân áp dụng và mang lại hiệu quả và kinh tế. Trong đó, mô hình trồng sen và khoai môn đem lại lợi nhuận cho người trồng, tạo thêm công việc cho một số lao động tại địa phương.
Sáng 12/6, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Cao Quang Liêm cho biết, sau 2 năm thực hiện, dự án hỗ trợ bò giống từ nguồn vốn của Tạp chí Nông Thôn Việt tại Tri Tôn (do nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vận động các doanh nghiệp hỗ trợ) đã mang lại hiệu quả thiết thực. Các con bò giống đã sinh ra bê con, được huyện nhân rộng cho các hộ nghèo khác thụ hưởng.
Là địa phương có thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện Châu Thành quan tâm cơ cấu lại ngành hàng nông nghiệp, phù hợp điều kiện của từng địa phương. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người nông dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Sáng 9/6, Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Tri Tôn lần thứ XII (nhiệm kỳ 2023 – 2028) bước vào ngày làm việc chính thức. Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Nguyễn Minh Đức; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm; cùng 123 đại biểu chính thức tham dự đại hội.
“Đổi mới - Năng động - Liên kết - Phát triển” là chủ đề của Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) lần thứ XII (nhiệm kỳ 2023 - 2028), chính thức diễn ra hôm nay. Việc thực hiện đạt và vượt tất cả 9/9 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XI (nhiệm kỳ 2018 - 2023) là cơ sở để Hội Nông dân huyện đặt mục tiêu cao hơn trong nhiệm kỳ mới, nhằm tận dụng thời cơ nông nghiệp 4.0, đưa huyện miền núi, biên giới, dân tộc, tôn giáo Tri Tôn vươn mình phát triển.
Các mô hình kinh tế hợp tác, đặc biệt là hợp tác xã (HTX) đang phát huy vai trò liên kết với nông dân trong việc đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đổi mới phương thức hoạt động; đa dạng ngành nghề kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập người dân và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) địa phương. Tuy nhiên hiện nay, dù được quan tâm, tạo điều kiện nhưng nhiều HTX vẫn gặp khó khăn trong việc xây dựng trụ sở, kho bãi phục vụ sản xuất - kinh doanh (SXKD).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã ký Quyết định 792/QĐ-UBND, phê duyệt danh sách hợp tác xã (HTX) nông nghiệp được hỗ trợ trả lương nhân sự trẻ có trình độ cao đẳng, đại học về làm việc có thời hạn, giai đoạn 2023-2025.
An Giang là tỉnh có dân số đông đứng đầu ĐBSCL, có thế mạnh nông nghiệp. Tuy nhiên, như các địa phương khác, tỉnh đối mặt điệp khúc “được mùa, mất giá” nông sản nhiều năm qua, cần nhiều giải pháp tháo gỡ.
Thời gian qua, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) phát huy vai trò tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho thành viên và lao động địa phương.
Tỉnh An Giang mở rộng cửa đón tập đoàn, doanh nghiệp (DN) lớn, DN FDI đầu tư vào vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh lớn; phát triển trung tâm dịch vụ hậu cần nông nghiệp. Tỉnh ưu tiên DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp đầu tư vào phát triển sản phẩm lợi thế của địa phương; đầu tư liên kết với hợp tác xã, tổ hợp tác...
Khi ếch thương phẩm không tìm được đầu ra do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Hợp tác xã (HTX) Thương mại và dịch vụ chăn nuôi ếch Khánh Hòa (xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) tìm tòi, nghiên cứu khô ếch 1 nắng. Sản phẩm nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng, trở thành sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao.
Mùa mưa đã bắt đầu, nhưng vẫn còn tình trạng nắng nóng gay gắt; nền nhiệt cao kết hợp thiếu hụt nguồn nước, gây nguy cơ cháy rừng cao. Bên cạnh tập trung cho nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), ngành kiểm lâm và các địa phương chú trọng phát triển mới diện tích rừng, tạo “lá phổi xanh” cho cuộc sống.
Thời kỳ chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, dịch hại trên cây trồng, dịch bệnh trên vật nuôi dễ phát sinh. Đây là thời điểm cần tập trung bảo vệ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng trưởng năm 2023.
Đó là câu chuyện tại hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Tây Phú (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Làm cầu nối liên kết nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đơn vị nâng cao thu nhập cho thành viên và góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đó không chỉ là khoảng cách về giao thông, mà còn là khoảng cách về mức độ hưởng thụ tiện ích vật chất, tinh thần, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, dân trí, y tế… Xây dựng nông thôn mới (NTM) phải thúc đẩy vùng nông thôn phát triển toàn diện, vừa rút ngắn khoảng cách nông thôn - thành thị, vừa xây dựng nông thôn An Giang trở thành “những miền quê đáng sống”.
Công ty TNHH Hạt giống Hoa Tiên đã chính thức chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống lúa Nàng Hoa 9 cho Công ty Cổ phần Giống cây trồng Lộc Trời (thành viên Tập đoàn Lộc Trời). Từ đây, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Lộc Trời (LTS) sẽ đẩy mạnh phát triển, sản xuất và kinh doanh giống lúa cho phẩm chất gạo cao cấp này, phục vụ nhu cầu giống sản xuất của nông dân cũng như có thêm nguồn gạo xuất khẩu chất lượng.
Phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương, Hội Nông dân xã Lương An Trà (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, nông dân thi đua đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình kinh tế mới… Từ đó, giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, An Giang đạt nhiều thành tựu to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế địa phương, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới