Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi thường xuyên xảy ra. Ngành nông nghiệp TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục nhằm nhanh chóng thích ứng với tình hình, đạt thắng lợi trên các phương diện chất lượng, năng suất, hiệu quả và diện tích canh tác.
Từ phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, hội viên nông dân xã Long Giang (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) có cơ hội tiếp cận tiến bộ khoa - học kỹ thuật, các mô hình mới, cách làm hiệu quả và nguồn vốn ưu đãi… Qua đó, giúp việc canh tác của hội viên ngày càng thuận lợi, đời sống nâng lên.
Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp (DN), trang trại, hộ chăn nuôi đang tích cực tái đàn, chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao khiến người nuôi thận trọng trong việc tái đàn, tăng số lượng.
Trong khi diện tích “Cánh đồng lớn” ở nhiều tỉnh ĐBSCL sụt giảm, thì ở An Giang liên tục tăng. Nhằm nâng giá trị nông sản, hướng đến sản xuất bền vững, An Giang khuyến khích các doanh nghiệp (DN) cùng tham gia thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, liên kết xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo, rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi, thủy sản…
Năm 2022, ngành nông nghiệp An Giang phấn đấu vượt chỉ tiêu tăng trưởng đề ra, với mức tăng trưởng khoảng 2,8% - mức cao nhất trong 10 năm qua. Toàn ngành đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ trong tháng cuối cùng của năm, tạo đà “tăng tốc” năm 2023.
Long Kiến là xã thuần nông của huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang), diện tích đất sản xuất nông nghiệp 1.630ha, với 3 tiểu vùng đê bao khép kín, sản xuất quanh năm và một vùng ngoài đê bao. Nhiều năm qua, nông dân xã Long Kiến tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi áp dụng tốt các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào đồng ruộng, nhằm tăng giá trị kinh tế và tăng thu nhập, nhiều loại hình sản xuất, cây - con giống mới được đưa vào sản xuất, nhiều sản phẩm đáp ứng được thị trường.
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), An Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tác động tích cực đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đời sống nông dân ngày càng phát triển, tăng niềm tin của nhân dân vào tổ chức Đảng và hệ thống chính trị.
Cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng) được biết đến là vùng chuyên canh rau màu an toàn của TP. Long Xuyên. Những năm qua, nông dân xã Mỹ Hòa Hưng tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả. Trong đó, trọng tâm là phát triển sản xuất đa dạng các loại rau màu theo hướng công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên nông dân, hội nông dân các cấp trên địa bàn huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) đã tích cực triển khai nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ thiết thực. Nhờ vậy, việc sản xuất của hội viên nông dân ngày càng phát triển, thu nhập nâng lên, đời sống ngày càng cải thiện...
Trong định hướng ngành hàng lúa gạo, An Giang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị từ cung ứng đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Trong chuỗi liên kết, có khoảng 50-70% các quy trình sản xuất được thực hiện tự động thông minh; ứng dụng công nghệ số cấp mã số vùng trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu cho khoảng 70-80% diện tích lúa chất lượng cao xuất khẩu. Từ đó, đưa An Giang trở thành hạt nhân, động lực của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại ĐBSCL.
Ngày 2/12, tại huyện Châu Phú , Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức Chương trình “Bác sĩ nông học” năm 2022, với sự tham gia của đông đảo nông dân, cán bộ nông nghiệp địa phương.
Gần 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Những ngày này, nông dân các địa phương đang tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết. Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nông dân trồng hoa đang kỳ vọng vào vụ hoa Tết thắng lợi.
Sau 10 năm, lần đầu tiên ngành nông nghiệp An Giang vượt mức tăng trưởng 2,7%, khả năng đạt 2,8% năm 2022. Để đạt mục tiêu tăng trưởng cao hơn ở năm “tăng tốc” 2023 (tăng trưởng từ 3,2-3,5%), đòi hỏi từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đều phải nỗ lực, phấn đấu ở mức cao nhất.
Ngày 1/12, tại Hội trường trực tuyến Huyện ủy Chợ Mới (tỉnh An Giang), hơn 200 nông dân huyện Chợ Mới đã tham dự, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cùng các chuyên gia tại Chương trình “Bác sĩ nông học”, do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Hội Nông dân tỉnh An Giang cùng Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí tổ chức.
Sau gần 3 năm đặt nhiều tâm huyết vào vườn mai vàng ứng dụng công nghệ tưới phun bằng năng lượng mặt trời, kết hợp điều khiển từ xa qua điện thoại di động, tổ hợp tác (THT) trồng hoa, cây cảnh xã Vọng Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) kỳ vọng cái Tết “được mùa” trong năm 2023, khi những gốc mai vàng đã sẵn sàng chào xuân mới.
Mô hình xây nhà nuôi chim yến khai thác tổ dù mang lại giá trị kinh tế cao nhưng vẫn còn tự phát, rời rạc, không theo quy hoạch. Khi tổ yến được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, cơ hội của nghề nuôi chim yến càng mở ra thêm. Tuy nhiên, cần tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, đảm bảo quy trình kỹ thuật, chất lượng sản phẩm thì mới khai thác được thị trường bền vững.
Thời gian gần đây, mô hình canh tác lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn SRP đang được ngành nông nghiệp tỉnh đặc biệt chú trọng mở rộng, bởi đây là xu hướng tất yếu để lúa gạo hội nhập quốc tế. Nhiều nông dân đã áp dụng bộ tiêu chuẩn SRP trong sản xuất lúa gạo, mang lại vụ mùa bội thu và chất lượng lúa gạo sạch, an toàn cung ứng ra thị trường.
Ngày 30/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang tổ chức tập huấn thông tin, tuyên truyền về kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp và triển khai các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thời tiết đang giao mùa, chuyển từ đông sang xuân. Đây là thời điểm nông dân khu vực biên giới bước vào mùa thu hoạch cây ăn trái.
Chiều 29/11, UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) và Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức lễ ký kết hợp tác xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu, cây ăn trái trên địa bàn huyện.
Nông thôn Vĩnh Lợi hôm nay
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới