Mùa nước đổ, bà con đầu nguồn huyện An Phú (tỉnh An Giang) chộn rộn chăn nuôi cá tra thương phẩm. Sau bao thăng trầm, cái nghề cơ cực của cha ông được ngư dân duy trì cho tới bây giờ.
Trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) nói riêng, một số cửa hàng nông sản ra đời trước đây do doanh nghiệp hoặc cá nhân thuê mặt bằng ở chợ, trung tâm dẫn đến áp lực về chi phí và hiệu quả kinh doanh. Để tháo gỡ những khó khăn trên, Hội Nông dân huyện Phú Tân đã khai trương cửa hàng nông sản và sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) với cách vận hành mới, mong muốn tạo kênh tiêu thụ thiết thực hơn cho nông dân và người tiêu dùng tiếp cận thuận lợi.
Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi là hướng đi tất yếu để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao đời sống người dân. Nhận thức được vấn đề này, nông dân TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đã mạnh dạn thay đổi tư duy, tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn với thị trường, đời sống không ngừng nâng lên.
Những ngày qua, tại ĐBSCL, thương lái các tỉnh đổ xô về xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên), phường Long Sơn (TX. Tân Châu) và một số địa phương khác tìm mua cá điêu hồng, rô phi với giá 50.000 - 51.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt, rồi tận dụng nguồn nguyên liệu để sản xuất khô. Đến nay, sản phẩm khô cá lóc của gia đình anh Nguyễn Văn Tiền (xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, thị trường tiêu thụ rộng…
Trước hiện tượng các loài cá đồng bị khai thác quá mức như hiện nay, UBND TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đã tích cực thực hiện biện pháp tái tạo nguồn lợi thủy sản, kiểm soát người dân sử dụng ngư cụ cấm khai thác thủy sản nhằm bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên.
Sáng 23/8, Hội Nông dân huyện Phú Tân tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi lần thứ XIII (giai đoạn 2022-2024).
Với trình độ chuyên môn cùng tinh thần nhiệt huyết, cống hiến vì cộng đồng, những nhân sự trẻ được tỉnh hỗ trợ trả lương về làm việc tại các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn An Giang như thổi làn gió mới vào mô hình kinh tế tập thể. Năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất - kinh doanh tăng lên là kết quả dễ thấy của chủ trương này.
Tháng 8, dòng Mekong đỏ quạch phù sa, bà con rục rịch mang ngư cụ khai thác cá, tôm theo con nước.
Ngày 22/8, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang Huỳnh Đào Nguyên cho biết, tại xã Vĩnh An (huyện Châu Thành), đơn vị đã tổ chức thành công Hội thảo triển khai mô hình sản xuất lúa ứng dụng tổng hợp tiến bộ kỹ thuật góp phần thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”.
Mặc dù còn những thách thức nhất định nhưng theo dự báo, tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của An Giang từ nay đến cuối năm 2024 tiếp tục khả quan. Bên cạnh các thị trường lớn, truyền thống, những thị trường mới, giá trị cao cũng đang mở rộng nhờ lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết.
Dù đỉnh lũ năm 2024 vẫn thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) nhưng cao hơn cùng kỳ 2023, được dự đoán là “lũ đẹp” khi cung cấp đủ lượng nước cho đồng ruộng, mang nguồn sinh kế cho người dân nuôi trồng và khai thác thủy sản. Tuy nhiên, lũ về kết hợp mưa và triều cường dễ gây nhập úng, vỡ đê xung yếu, ảnh hưởng sản xuất vụ thu đông 2024, cần chủ động ứng phó từ sớm, từ xa.
Từ ngày 20 – 22/8, Chi cục Phát triển nông thôn An Giang, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn hướng dẫn hợp tác xã thực hiện các dịch vụ tham gia thực hiện Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp" cho thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ tại các hợp tác xã nông nghiệp, Liên hiệp Hợp tác xã nông nghiệp, thuộc TP. Châu Đốc, 2 huyện An Phú, Tri Tôn và TX. Tịnh Biên.
Hiện nay, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt thì việc áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu.
Ngày 20/8, UBND huyện An Phú triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030”.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở TX. Tân Châu đã trở nên phổ biến. Từ lúa, cá, rau màu, cây ăn trái, nông dân đều tận dụng tốt nhất các loại công nghệ để phục vụ sản xuất, hiệu quả ngày càng cao.
Ngày 19/8, tại xã Hòa Lạc, Hội Nông dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) tổ chức khai trương cửa hàng nông sản và sản phẩm OCOP.
Thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) phấn đấu đến năm 2023 phát triển 10.000ha; giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận người trồng lúa đạt trên 50%.
Xác định hội viên, nông dân là lực lượng nòng cốt trong công tác hội và phong trào nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã tích cực nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng kiến thức, phát triển tư duy, từng bước thực hiện mục tiêu xây dựng người nông dân An Giang văn minh, phát triển toàn diện.
Ngày 18/8, tại kênh Trà Sư (phường Nhơn Hưng), UBND TX. Tịnh Biên tổ chức thả cá, nhằm bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Nguyễn Sĩ Lâm; Bí thư Thị ủy Tịnh Biên Nguyễn Hồng Đức, cùng đông đảo Nhân dân tham dự.
Châu Thành đề nghị công nhận xã Tân Phú và Vĩnh Lợi đạt chuẩn nông thôn mới
Châu Thành nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới
Khánh thành tuyến đường đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới
Chợ Mới xây dựng huyện nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới ở huyện Châu Phú
Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ xây dựng huyện nông thôn mới tại Chợ Mới
Tập huấn xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch