Ông Trương Văn Hiệp (sinh năm 1949, ngụ ấp Đông Sơn 1, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đại diện chùa Bà Thiên Hậu khiếu nại, hộ liền kề tự chiếm đất nhà chùa sang bán, gây bức xúc trong người dân địa phương.
Bà Nguyễn Thúy Thảo (sinh năm 1999, tổ 28, ấp Hòa Long 1, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) làm đơn tố cáo gửi nhiều nơi cho rằng, bà vay nặng lãi nhiều năm, sau đó xin trả chậm nhưng không được, khi lưu thông trên đường, bị vợ chồng chủ nợ cùng nhóm 3 người chặn đường cưỡng đoạt xe để khấu trừ nợ.
Cho rằng chấp hành viên P.V.B cùng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) không thực hiện đầy đủ thao tác nghiệp vụ theo quy định pháp luật về THADS, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (ngụ khóm 7, phường Châu Phú A, TP. Châu Đốc) gửi đơn đến các cơ quan chức năng nhờ can thiệp.
Bà Trần Thị Lệ (sinh năm 1953, ngụ ấp Khánh Hòa, xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cùng chồng khiếu nại nhiều nơi, yêu cầu nhà nước giải quyết cho con trai bà được tiếp tục sử dụng 53,1m2 đất gắn liền nhà ở.
Bà N.T.P.D (sinh năm 1984, ngụ khóm Mỹ Quới, phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên, An Giang) khiếu nại Công ty Cổ phần Dinh dưỡng quốc tế Pharmacare (huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh, gọi tắt là Công ty Pharmacare) không làm hợp đồng lao động (HĐLĐ) như cam kết và trả lương không đầy đủ.
Bà Kim Tho (ngụ khóm Long Hưng, phường Long Châu, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức địa chính xây dựng phường cố ý làm trái quy định của pháp luật để người dân lấn chiếm lối đi chung.
Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) mất nhiều thời gian, hướng dẫn rắc rối, bà Nguyễn Thị Nãi (sinh năm 1960, ngụ tổ 16, ấp Phú Hòa, xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang) gửi đơn phản ánh, đề nghị giải quyết vụ việc.
Hiện nay, nhiều trang tin điện tử, trang tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội thường xuyên “sao chép” tin, bài trên báo chí chính thống. Ngoài ra, các trang này còn “thoải mái” đánh cắp sản phẩm, vi phạm bản quyền thông tin báo chí, gây nhầm lẫn, làm sai lệch suy nghĩ của công chúng đối với nhà báo và cơ quan báo chí, đúng như câu nói “quýt làm, cam chịu”.
Cho rằng địa phương, ngành chức năng huyện An Phú (tỉnh An Giang) không cho gia đình mình xây kho chứa thức ăn nuôi bè cá, trong khi các hộ cùng khu vực được giải quyết ổn thỏa, ông Đỗ Văn Thụ (sinh năm 1965, ngụ ấp Phước Mỹ, xã Phước Hưng, huyện An Phú) tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Báo An Giang.
Báo An Giang nhận được đơn của ông Hồ Văn Năm (đại diện một số bà con ngụ khóm Vĩnh Thọ, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) khiếu nại, yêu cầu địa phương giải quyết quyền lợi về đất đai khi thi công Tỉnh lộ 947.
Quyết định của tòa án công nhận người thiếu nợ trả 8 chỉ vàng 24K (9999) cho bà Nguyễn Thị Bé. Nhưng 5 năm qua, đương sự đã “gõ cửa” nhiều nơi nhờ giúp đỡ, hiện số vàng chưa trả lại tiếp tục bị hứa hẹn.
Bức xúc việc bị chồng cũ hành hung nhiều lần ảnh hưởng đến tính mạng, bà Néang Sóc Thi (ngụ ấp Tô Lợi, xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) gửi đơn đến Báo An Giang nhờ can thiệp.
Do không chịu được mùi hôi thối từ nhà vệ sinh của nhà trường ở liền kề, nhiều thành viên trong gia đình phải “di tản” khi trời nóng nực, nhất là lúc có những cơn gió “xông tới”. Vợ chồng ông Phan Văn Nhã yêu cầu nhà trường cùng chính quyền địa phương quan tâm xem xét, giải quyết khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Đầu tháng 5-2021, đoàn kiểm tra liên ngành TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn, trong đó có chợ đầu mối thủy, hải sản, thuộc Công ty TNHH Châu Việt Long (gọi tắt là Công ty Châu Việt Long). Qua đó, đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện nhiều sai phạm trong công tác bảo vệ môi trường của chợ.
Trở về sau chuyến làm ăn xa, phát hiện đất của cha mẹ bỗng dưng bị người khác xây nhà ở, đương sự nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Sự việc tranh chấp đất chưa được giải quyết dứt điểm, bên nào cũng cho rằng, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
Báo An Giang nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt và ông Phạm Thanh Tuấn (ngụ ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) phản ánh việc một hộ dân rào chắn bít lối đi trên tuyến tôn nền 712.
Ông Ha Ji A Ly (đại diện đồng bào dân tộc thiểu số người Chăm, ấp Bình Di, xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho rằng, những người thừa kế của ông Ta Lós, bà Ây Sás (đã chết) đòi phần đất làm nghĩa địa của cộng đồng người Chăm trong khuôn viên thánh đường MasJidlMukorRomah là phản cảm, trái quy định pháp luật. Trong khi đó, phần đất tranh chấp được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho thánh đường 15 năm qua.
Bà Võ Thị Hen (ngụ ấp Phước Thạnh, xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang) gửi đơn cầu cứu đến cơ quan chức năng xin tạm hoãn thi hành án, do hoàn cảnh khó khăn, chưa tìm được nơi ở khác.
Báo An Giang nhận được đơn của bà Võ Thị Tuyết Minh (ngụ ấp Phú An, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, An Giang) và ông Nguyễn Thanh Đức (ngụ khóm 2, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, An Giang) tố cáo Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) TP. Long Xuyên N.T.Đ.A vi phạm chuẩn mực đạo đức.
Cho vay nhưng vất vả khi đòi lại tiền, bà Nguyễn Thị H.N (sinh năm 1980, ngụ TP. Châu Đốc) khởi kiện người thiếu nợ đến Tòa án nhân dân (TAND) TP. Long Xuyên. Khi cơ quan xét xử mời hai bên đến hòa giải, bị đơn không ký tên vào biên bản, 2 lần không tham dự phiên tòa.