Năm qua, TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp ngày càng nhiều. Trong lĩnh vực trồng trọt, nông dân cơ giới hóa nông nghiệp, đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng đa dạng, phong phú. Nhờ sản xuất phát triển, cuộc sống vật chất và tinh thần của nông dân ngày càng được nâng lên.
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Dịp lễ, Tết, nhu cầu tiêu thụ càng tăng cao. Thời điểm này, nhiều diện tích rau màu ở huyện cù lao Phú Tân sẵn sàng cho đợt thu hoạch cuối năm.
Sự kiện 7 tấn xoài tượng da xanh huyện Chợ Mới lần đầu tiên xuất khẩu sang Úc và Hoa Kỳ mở ra cơ hội mới cho trái xoài tỉnh An Giang nói riêng, ĐBSCL nói chung đi xa, cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều giải pháp hỗ trợ các địa phương tham gia quảng bá, giao dịch nông sản trên sàn thương mại điện tử. Nhờ vậy, sản phẩm nông sản của người dân được tiêu thụ rộng rãi hơn không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở nước ngoài. Thậm chí, một số nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường đòi hỏi chất lượng cao.
Nuôi heo rừng thương phẩm kết hợp cung ứng con giống, tạo ra sản phẩm từ thịt heo rừng đang là hướng đi khá hiệu quả mà Hà Quốc Ninh (xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) thực hiện. Mô hình mở ra hướng đi mới trong quá trình khởi nghiệp đối với thanh niên nông thôn.
Xuất phát từ lấy ngắn nuôi dài và tạo việc làm cho người dân nhàn rỗi, tận dụng mặt đất còn trống (7/20 công đất trồng hoa), ông Phan Minh Mẫn, chủ trại hoa Tám Mẫn (tổ 11, khóm Hoà Phú 3, thị trấn An Châu (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đã trồng xen canh hành lá với hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Đó là nội dung trọng tâm trong phát biểu tham luận của Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Nguyễn Văn Nhiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Qua đó, khẳng định vai trò của Hội Nông dân tỉnh trong tăng cường liên kết với doanh nghiệp (DN) thực hiện chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao, tham gia phát triển kinh tế tập thể tại địa phương.
Xã Bình Thủy là một trong địa phương có diện tích trồng rau màu lớn nhất của huyện Châu Phú nói riêng, tỉnh An Giang nói chung. Do vậy, nhu cầu về cây giống của người dân khá lớn. Nắm bắt cơ hội, anh Lê Minh Toàn (ngụ ấp Bình Hòa) chuyển từ canh tác rau màu thương phẩm sang sản xuất cây giống.
Có nhiều tiềm năng, lợi thế nên nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đang phát triển mạnh. Đáng chú ý, thời gian gần đây các bộ, ngành, địa phương và nhân dân tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong nuôi trồng thủy sản, từ đó, tạo nền tảng xây dựng và phát triển thương mại điện tử cho ngành thủy sản, góp phần tăng cường kết nối các chủ thể trong chuỗi giá trị.
Sáng 5/1, UBND huyện Chợ Mới phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang và Công ty TNHH XNK TMDV Vina T&T tổ chức Lễ công bố xuất khẩu lô xoài tượng xanh đầu tiên của huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) sang thị trường Úc và Mỹ.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đối mặt với hàng loạt thách thức, khó khăn, nhiều ngành, lĩnh vực giảm sâu do đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu đơn hàng. Thế nhưng ngành nông nghiệp Bình Phước vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, tiếp tục khẳng định là bệ đỡ vững chắc của nền kinh tế.
Năm 2023, lĩnh vực trồng trọt đạt nhiều kết quả nổi bật, nhất là thắng lợi ấn tượng của ngành hàng lúa gạo, đóng góp lớn vào tăng trưởng nông nghiệp nói riêng, tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói chung. Năm 2024, dự báo thời cơ lúa gạo vẫn lớn; thị trường cho trái cây, rau màu rộng mở, tạo đà cho ngành trồng trọt tăng tốc.
Tận dụng triền núi khô cằn, nhà vườn trên núi Cấm (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) trồng quýt hồng oằn trái, chờ bán trong dịp Tết. Có người sở hữu hàng chục công quýt, nổi tiếng khắp vùng.
Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) khẳng định, kinh tế tuần hoàn sẽ thay thế cho kinh tế tuyến tính, trở thành hướng đi chủ đạo để các quốc gia hướng tới phát triển bền vững, đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Chính phủ Việt Nam cũng đang khuyến khích, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào nền nông nghiệp.
Chiều 4/1, tại xã An Thạnh Trung, UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) tổ chức lễ trao bò thịt, thuộc Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp bằng Mô hình chăn nuôi bò thịt.
Xuất khẩu gạo giúp nước ta thu tiền nhiều kỷ lục khi đạt tới gần 4,8 tỷ USD trong năm 2023. Dù vậy, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng ngành nông nghiệp còn “2 khoản nợ” đặc biệt.
So các loại hình sản xuất nông nghiệp khác, chăn nuôi không đòi hỏi diện tích quá lớn, nhưng mang lại giá trị cao. Khi nhu cầu tiêu thụ thực phẩm vẫn luôn tăng, các mô hình chăn nuôi theo hướng liên kết, gia công, chăn nuôi trang trại, gia trại… cho thấy hiệu quả tốt hơn. Thuận lợi về phòng, chống dịch bệnh, áp dụng công nghệ tiên tiến, cung ứng số lượng sản phẩm lớn hơn.
Chiều 3/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024 ngành NN&PTNT, theo hình thức trực tuyến toàn quốc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy và Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm chủ trì hội nghị tại điểm cầu An Giang.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết, triển khai thực hiện Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp vùng ĐBSCL tại An Giang, hiện có 4 doanh nghiệp đầu tư vùng ương nuôi tập trung theo hướng công nghệ cao, diện tích 442,3ha. Trong đó, Tập đoàn Việt Úc đầu tư 104ha; Công ty TNHH MTV Nam Việt Bình Phú đầu tư 600ha (trong đó có 150ha ương giống); Công ty TNHH Phát triển Lộc Kim Chi diện tích 140ha; Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn diện tích 48,3ha. Các dự án đang được triển khai, đưa vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng con giống cá tra của tỉnh An Giang.
Đó là dự án khởi nghiệp của thanh niên Trần Văn Dũng Em (ngụ xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Mô hình đạt hiệu quả cao, mang lại lợi nhuận ổn định cho anh.