Khi áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác lúa tiên tiến, như: Thực hiện theo quy trình “1 phải, 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp IPM, công nghệ sinh thái, sử dụng các thiết bị hiện đại thay cho sức người lao động… giúp nông dân giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất. Đặc biệt, còn giúp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa, góp phần bảo vệ môi trường. Đây chính là mô hình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)” được thực hiện trong vụ lúa đông xuân 2021-2022, tại xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang).
Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Qua đó, phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của hội viên, nông dân trong lao động, sản xuất - kinh doanh (SXKD), góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Dù không có nhiều tiềm năng, thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng... nhưng nông dân xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) vẫn biết cách làm giàu thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... Nhờ vậy, mà nhiều nông dân thoát được nghèo và có cuộc sống khá giả, đóng góp tích cực trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Trong khi nhiều địa phương gần như đã “bão hòa” về diện tích sản xuất thì huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) vẫn còn nhiều tiềm năng khai thác. Sự tham gia của các tập đoàn, doanh nghiệp (DN) lớn, hạ tầng giao thông được đầu tư là những điều kiện giúp huyện Tri Tôn bứt phá đi lên trên nền tảng nông nghiệp.
Ngày 31/3, Ban Quản lý dự án lúa (Hội Nông dân tỉnh An Giang) tổ chức hội thảo và tập huấn kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường cho 60 nông dân xã Vọng Đông (huyện Thoại Sơn) và xã An Thạnh Trung (huyện Chợ Mới).
Học tập đi đôi với trải nghiệm thực tế, tạo môi trường cho sinh viên được rèn luyện kỹ năng, rút ra bài học kinh nghiệm và giá trị sống, giúp các em phát triển toàn diện hơn. Đó là mục tiêu, động lực để cô Nguyễn Thị Mỹ Duyên (Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học An Giang) xây dựng vườn thực nghiệm.
Mô hình nuôi dế Thái Lan của gia đình anh Lý Sậm (xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) có nhiều ưu điểm nổi bật, như: Không đòi hỏi kỹ thuật nuôi, ít vốn, không cần diện tích rộng, thu hoạch nhanh, có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi, tăng thu nhập cho người nuôi. Mặc dù mới được triển khai, nhưng mô hình phát huy được hiệu quả kinh tế, được gia đình anh Lý Sậm nhân rộng.
Vừa chuyển đổi từ đất ruộng sang vườn cây ăn trái, nhiều nhà vườn trong tỉnh An Giang lựa chọn phương pháp canh tác hữu cơ, an toàn, với hướng đi bền vững. Điển hình như “giăng mùng lưới” cho vườn mận, giúp hạn chế sâu bệnh gây hại, tiết kiệm chi phí sản xuất, lại có thể tạo ra nông sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
Hòa cùng không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832-2022), Hội Nông dân tỉnh chuẩn bị nhiều hoạt động thiết thực hướng đến sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới của quê hương trên chặng đường xây dựng và phát triển.
Sản xuất nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do đầu vào các loại vật tư phục vụ sản xuất, như: Xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… đều tăng; giá nông sản lại không cao nên hiệu quả kinh tế sau mỗi vụ mùa sản xuất thấp. Do vậy, việc đẩy mạnh liên kết trong sản xuất là “lối mở” để nông dân thoát khỏi tình trạng thua lỗ hiện nay.
Thời gian qua, các mô hình trồng nấm rơm trong nhà, cụ thể là dạng trụ đã mang đến hiệu quả bước đầu về năng suất và lợi nhuận, phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất. Tuy nhiên, sau nhiều vụ trồng vẫn xuất hiện một số nhược điểm cần khắc phục, để có thể tối ưu hóa hiệu quả kinh tế và sẵn sàng nhân rộng.
Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) phối hợp Trung tâm Khuyến nông An Giang và Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền vừa tổng kết mô hình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” tại xã Vĩnh Hanh. Mô hình được triển khai thực hiện trong vụ lúa đông xuân 2021 - 2022 (tháng 11/2021 đến 3/2022), với sự tham gia của 4 nông dân canh tác trên diện tích 8,5ha (trong đó 2ha ruộng mô hình và 6,5ha ruộng đối chứng).
Thời gian qua, việc đổi mới toàn diện, phát triển đa dạng và nâng cao hiệu quả liên kết sản xuất theo hướng nông nghiệp bền vững, ứng dụng công nghệ cao và tiêu thụ theo mô hình “Cánh đồng lớn” được tỉnh An Giang quan tâm, chú trọng triển khai mạnh mẽ.
Năm 2021, trong điều kiện hết sức khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, song bằng sự nỗ lực vượt bậc, Hội Nông dân huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đã phát huy được sức mạnh tổng hợp thực hiện đạt và vượt 11/12 chỉ tiêu (1/12 chỉ tiêu đạt 91,75%). 3 hoạt động đột phá và 12 nhiệm vụ trọng tâm của công tác hội và phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Vận động nông dân đi vào con đường hợp tác, tiến lên nền sản xuất lớn là chủ trương lớn được tỉnh và các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện thời gian qua. Chủ trương này giúp nông sản làm ra có chất lượng tốt, tiêu thụ dễ dàng, nền nông nghiệp phát triển bền vững; nông dân có đời sống ấm no, hạnh phúc... Sự hợp tác ở đây được thực hiện theo phương thức từ thấp lên cao.
Để phát triển bền vững nông nghiệp, UBND tỉnh An Giang đã phát động phong trào thi đua về hỗ trợ cung ứng, sản xuất và tiêu thụ nông, thủy sản trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh An Giang. Qua đó, phát huy tính sáng tạo, đổi mới trong cách nghĩ, cách làm của mỗi tổ chức, cá nhân nhằm giúp lĩnh vực nông nghiệp thích ứng hoàn toàn với dịch bệnh COVID-19.
Những năm gần đây, dâu tằm - loại trái cây vốn được biết chỉ phổ biến ở Đà Lạt - đã bén rễ trên đất An Giang ngày càng rộng. Nhiều người dân quan tâm đã tìm hiểu, trồng thử nghiệm rồi quyết định chọn dâu tằm làm “cây kinh tế” phù hợp với điều kiện gia đình. Ở xã Thới Sơn (huyện Tịnh Biên), vườn dâu tằm của anh Phan Văn Trực không chỉ được đánh giá là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định, mà nhờ vị trí thuận lợi, nơi đây còn có tiềm năng là điểm đến tham quan cho khách du lịch (DL).
Dự báo những khó khăn, thách thức cũng như những cơ hội đan xen trong năm 2022, ngành nông nghiệp huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết từng lĩnh vực, đảm bảo thúc đẩy sản xuất nông nghiệp an toàn, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản, với phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Nhằm hỗ trợ nông dân đa dạng hóa đầu ra sản phẩm và thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Viettel An Giang và Bưu điện tỉnh triển khai kế hoạch hỗ trợ đưa nông sản An Giang lên sàn thương mại điện tử.
Phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, nhiều nông dân trên địa bàn xã Phú Thạnh (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, xuất hiện nhiều nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Khánh Bình chuyển mình cùng nông thôn mới nâng cao
Xét công nhận huyện Châu Thành đạt chuẩn huyện nông thôn mới
Nông thôn Vĩnh Lợi hôm nay
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới