Cho rằng một hộ dân chiếm dụng toàn bộ đất, đương sự khởi kiện nhưng 48 tháng chưa được giải quyết. Vì vậy, họ tiếp tục phản ánh vụ việc đến nhiều nơi.
Báo An Giang nhận được đơn của bà Phạm Thị Hồng Thu (ngụ khóm 1, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), yêu cầu giao trả lại Sơn Tô Cổ Tự (tọa lạc tại xã Núi Tô) do tổ tiên ông bà tạo lập để bà trông coi quản lý, phụng sự hương khói.
Một bạn đọc cho biết, nhà cất ở từ rất lâu, nay đã hư mục nên gia đình tháo dỡ để cất lại. Tuy nhiên, địa phương không cho sửa chữa, nâng cấp hay xây dựng mới.
Cho rằng đã khắc phục hậu quả và nạn nhân đã có đơn bãi nại, nhưng Công an huyện Tri Tôn vẫn tạm giữ xe không giải quyết trả xe lại, ông Nguyễn Quốc Trung (ngụ khóm Sóc Triết, thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn) gửi đơn khiếu nại đến Báo An Giang.
Anh em một nhà, nhưng các bên tranh chấp tài sản đã 28 năm. Đến cuối năm 2021, tại phiên tòa dân sự sơ thẩm, tòa án ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Tuy nhiên, một bên phát sinh khiếu nại, cho rằng quyết định này chưa chính xác.
Báo An Giang nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Giàu (ngụ ấp Giồng Cát, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), yêu cầu tòa án xử hủy việc chuyển nhượng đất giữa bà với ông Lê Văn Vũ.
Gửi đơn khiếu nại đến Báo An Giang, bà Huỳnh Thị Bân (ngụ ấp Hòa Thới, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn) cho rằng, chấp hành viên có sai sót trong quá trình thi hành án, kéo dài thời gian làm phát sinh lãi suất quá hạn, gây thiệt hại quyền lợi của bà, đồng thời yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản.
Sau khi nhận được một số kiến nghị của cử tri liên quan đến lĩnh vực phụ trách, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Sĩ Lâm đã có ý kiến giải trình, thông tin.
Cha mẹ cho đất đã lâu, nhưng anh chị em sử dụng bất nhất, khởi kiện đến Tòa án nhân dân (TAND) huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) xem xét giải quyết. Đến nay, vụ việc chưa dừng lại, anh em tiếp tục tranh chấp đất, tình thân của gia đình khó giữ.
UBND tỉnh An Giang vừa trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, liên quan đến lĩnh vực quốc phòng - an ninh.
Sau dịch COVID-19, nhiều người dân giảm thu nhập, đời sống gặp khó khăn… Mong muốn chung của họ là có chương trình, chính sách hỗ trợ tín dụng cho công nhân lao động để không vướng vào việc đi vay nặng lãi như "tín dụng đen".
Cho mượn tiền, phải thưa kiện nhờ tòa án giải quyết, sau khi có bản án lại tiếp tục chờ được thi hành án. Đó là nỗi khổ của bà Nguyễn Thị Xuân Linh (sinh năm 1976, ngụ tổ 9, khóm Châu Thới, phường Châu Phú B, TP. Châu Đốc).
Bà Trần Ngọc Thủy (sinh năm 1971, ngụ khóm Tây Huề 1, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) phản ánh, khi gia đình bà đăng ký quyền sử dụng đất (QSDĐ), sở hữu nhà, hộ liền kề không chịu ký tứ cận. Qua đó, bà phát hiện đất mình sử dụng từ rất lâu, nhưng lại nằm trong giấy chứng nhận QSDĐ của họ, yêu cầu pháp luật giải quyết trả lại đất bị chiếm dụng.
Thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền An Giang luôn đẩy mạnh thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trên các lĩnh vực đời sống, xã hội. Đồng thời, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành, gắn với đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vì nhân dân phục vụ.
Bà Trịnh Kim Trúc (sinh năm 1962, ngụ tổ 47, khóm Bình Đức 3, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên) khẳng định mình mua nền đất chợ Tây Cò hợp pháp 22 năm, sau đó bị chiếm dụng phần mặt tiền. Đương sự yêu cầu điều chỉnh lại phần đất, hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật, nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
Vợ chồng ông Nguyễn Hữu Tâm, bà Ngô Thị Hồng Thanh (ngụ tổ 3, ấp Hòa Long, xã Châu Phong, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) khiếu nại gia đình lân cận vô cớ gây chuyện, thực hiện hành vi “Cố ý gây thương tích”, yêu cầu xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Báo An Giang nhận được đơn khiếu nại của một số hộ dân ngụ ấp Búng Lớn (xã Nhơn Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang) về việc chính quyền địa phương xét duyệt hỗ trợ thất nghiệp cho lao động tự do trong đợt dịch COVID-19 vừa qua chưa phù hợp.
Một hộ dân ngụ phường Mỹ Long (TP. Long Xuyên) khiếu nại trước cửa nhà mình bị 3 hộ lấn vỉa hè, chiếm lòng lề đường làm nơi buôn bán 23 năm nay. Yêu cầu họ di dời không thành, đương sự đề nghị địa phương xem xét giải quyết.
Ông Trần Thanh Hải (sinh năm 1978, ngụ tổ 2, khóm Châu Long 6, phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) khẳng định, người vợ xúi giục con đánh ông gây thương tích nặng, yêu cầu xử lý nghiêm 2 người theo quy định pháp luật.
Bán hàng trên trang thương mại điện tử tuy tiện lợi, nhưng dễ đối mặt với rủi ro khi người mua không nhận hàng ("bom hàng") hoặc trả hàng với nhiều lý do khác nhau. Chủ cửa hàng online và người giao hàng (shipper) rất sợ gặp cảnh “bom hàng”. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới doanh thu, mất khoản phí không đáng, mà còn mất thời gian, công sức, kéo theo thủ tục hoàn trả hàng phức tạp.