Tuy chiếm diện tích nhỏ so với cây lúa, nhưng rau màu, cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao, vốn đầu tư lớn, việc chăm sóc đòi hỏi kỳ công hơn. Tổ chức sản xuất tốt theo kế hoạch, bảo vệ cây trồng trong điều kiện thời tiết phức tạp và liên kết tiêu thụ sản phẩm là những ưu tiên hàng đầu đối với rau màu, cây ăn trái.
Mùa nắng nóng hiện nay là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển, nguy cơ phát sinh dịch bệnh lây lan, bùng phát trong đàn vật nuôi. TP. Long Xuyên đang đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho (tỉnh An Giang) người dân, triển khai giải pháp kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Nông dân huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đang vào chính vụ thu hoạch sầu riêng. Năm nay, hoạt động mua bán, vận chuyển sầu riêng diễn ra sôi nổi, nhộn nhịp. Sầu riêng được mùa, được giá, nông dân phấn khởi vì có vụ mùa bội thu.
Một số nhà vườn ở miền núi vất vả chống chọi đợt hạn hán kéo dài, thời tiết khá cao trong thời gian qua. Nhiều hộ dân ở khu vực núi Dài (huyện Tri Tôn) đối mặt với thiệt hại về kinh tế do thiếu nước, cây trồng mất mùa.
Thời gian qua, Hợp tác xã (HTX) Nông sản an toàn Kiến An (huyện Chợ Mới) thực hiện tốt vai trò liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp (DN) trong tiêu thụ sản phẩm rau màu. Cách làm này đã và đang mang lại kết quả tích cực, góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác.
Trên cùng đơn vị diện tích, cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây ngắn ngày khác. Vấn đề cần quan tâm là xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh gắn với cấp mã số vùng trồng, liên kết doanh nghiệp (DN) tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đảm bảo đầu ra ổn định, lâu dài cho sản phẩm cây ăn trái.
Phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) gắn với tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực của tỉnh là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, phù hợp định hướng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại, hiệu quả; chuyển đổi tư duy của nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Những năm qua, triển khai Chương trình hành động 06-CTr/TU, ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lĩnh vực này, toàn tỉnh đạt những kết quả bước đầu.
Vụ lúa hè thu 2024 xuống giống trong điều kiện nắng nóng, khô hạn đầu vụ, cuối vụ sẽ có mưa nhiều. Thời tiết thay đổi là điều kiện dễ phát sinh dịch bệnh; khả năng lưu truyền dịch hại từ vụ lúa đông xuân muộn sang vụ hè thu sớm là rất cao. Nông dân cần tuân thủ lịch thời vụ, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật để bảo vệ tốt mùa màng.
Phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên… nông dân nhiều địa phương phát triển mô hình vườn cây ăn trái kết hợp dịch vụ du lịch (DL). Nhiều mô hình đã và đang trở thành điểm đến quen thuộc của du khách gần xa.
Sáng 24/4, UBND huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận xã Tân Trung đạt chuẩn nông thôn mới.
Thời gian qua, công tác hội và phong trào nông dân trên địa bàn TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) tiếp tục phát triển tích cực. Các chương trình công tác, phong trào thi đua được triển khai mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, ngành nông nghiệp huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh tập huấn, khuyến nông, đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đến nông dân. Đồng thời, tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của huyện.
Việc ra mắt Chi hội nghề nghiệp “hồng quân núi Két” tại khóm Núi Két (phường Thới Sơn), Hội Nông dân TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đang từng bước thực hiện mục tiêu giúp nông dân xứ núi khai thác triệt để thế mạnh đặc sản vùng miền, bằng cách nâng cao kỹ thuật canh tác, hướng tới đa dạng hóa phương pháp chế biến, đưa trái hồng quân đến với những thị trường tiềm năng.
Với hiệu quả kinh tế cao, mối liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững, vụ đông xuân 2023 - 2024, diện tích sản xuất đậu nành rau tại các vùng nguyên liệu huyện Phú Tân, Chợ Mới và Thoại Sơn của Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đạt 402ha, tăng gấp 2,1 lần so vụ đông xuân 2022 - 2023 và gấp 4 lần so vụ đông xuân 2021 - 2022.
Thực hiện mục tiêu đến năm 2030, tăng gấp 1,5 lần năng suất và thu nhập của lao động nông nghiệp, thời gian qua, An Giang tăng cường thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững đạt nhiều kết quả. Đồng thời, áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu, giúp tăng năng suất và sản lượng, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngày 19/4, Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang tổ chức tập huấn “Kỹ thuật canh tác tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho đồng bằng sông Cửu Long” cho gần 50 nông dân và các thành viên tổ họp tác xã nông nghiệp ở huyện Châu Thành.
Do ảnh hưởng thời tiết, dịch hại, đặc biệt là rầy phấn trắng, năng suất vụ lúa đông xuân 2023 - 2024 thấp hơn cùng kỳ. Từ kinh nghiệm vụ sản xuất này, ngành nông nghiệp quyết tâm triển khai xuống giống vụ hè thu và thu đông 2024 đạt hiệu quả, đảm bảo ăn chắc trước tác động của biến đổi khí hậu.
TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) là địa phương đầu nguồn, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu. Những năm trước, nước từ 2 con sông này đáp ứng đầy đủ nước tưới cho diện tích sản xuất của ĐBSCL nói chung, TX. Tân Châu nói riêng. Tuy nhiên, trong mùa hạn, kiệt hiện nay, mực nước trên sông thấp hơn trung bình nhiều năm, làm cho các dòng kênh cấp 2, cấp 3 bị trơ đáy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích sản xuất của thị xã.
Trong 6 vụ sản xuất tới, Ban Quản lý Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực ĐBSCL” (TRVC) dành nguồn kinh phí lên đến 57 tỷ đồng để khen thưởng cho những doanh nghiệp (DN) liên kết hợp tác xã (HTX) xây dựng vùng nguyên liệu, áp dụng công nghệ sản xuất đáp ứng yêu cầu dự án. Từ đó, đóng góp trực tiếp vào nỗ lực xây dựng vùng chuyên canh 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, tăng trưởng xanh và bền vững.
Sáng 17/4, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức hội nghị sơ kết tình hình sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024, triển khai vụ hè thu, thu đông 2024 và giải pháp quản lý sâu, bệnh hại quan trọng trên cây trồng.
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới
Kiểm tra công tác chuẩn bị lễ công bố xã Mỹ Khánh đạt nông thôn mới kiểu mẫu
Châu Thành hướng đến “Huyện nông thôn mới”