Do ảnh hưởng thời tiết, một số diện tích lúa thu đông 2022 trên địa bàn An Giang đã xuất hiện sâu, bệnh gây hại. Để bảo vệ sản xuất thắng lợi, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân lựa chọn giống phù hợp, gieo sạ tập trung, đồng loạt để phòng, chống dịch bệnh, áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật...
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, ông Bùi Văn Oanh (sinh năm 1950, ngụ ấp Hòa Tân, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả để trồng sen hàng chục năm qua, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện kinh tế gia đình.
Ngoài những yếu tố khách quan, nguồn lợi thủy sản tự nhiên sụt giảm phần nhiều do chính con người. Việc khai thác bừa bãi bằng ngư cụ cấm là nguyên nhân khiến nhiều loài thủy sản bị tận diệt. Cùng với vận động thả cá tái tạo, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; xử lý nghiêm những hình thức khai thác mang tính hủy diệt.
Tận dụng lợi thế nông nghiệp, nông dân ở các địa phương trong tỉnh chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các mô hình hiệu quả, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất lớn, ít chịu ảnh hưởng từ biến động của thị trường. Bên cạnh đó, nông dân không ngừng tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, chủ động đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật… Nhờ vậy, giúp tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) vừa tổ chức hội thảo mô hình trồng măng tây xanh, thí điểm tại khóm Phú Hữu (thị trấn Chợ Vàm).
Thiên tai, hạn hán, lũ lụt diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên thế giới, ảnh hướng lớn đến nguồn cung lương thực. Với vị thế đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang có điều kiện canh tác lúa thuận lợi, chỉ mất hơn 3 tháng là có thể sản xuất 1,5 triệu tấn lúa. Nếu các doanh nghiệp chủ động ký trước hợp đồng với đối tác, đặt hàng nông dân, hợp tác xã (HTX) xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, kiểm soát chất lượng, lúa gạo có nhiều cơ hội nâng cao giá trị xuất khẩu, mang lại lợi ích bền vững cho các bên tham gia.
Nông dân xã Hòa Bình (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) đang vào vụ thu hoạch ấu Đài Loan. Năm nay, ấu được mùa, được giá nên nông dân vô cùng phấn khởi, đặc biệt trước bối cảnh giá vật tư tăng cao như hiện nay.
Đến nay, diện tích cây ăn trái trên địa bàn huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) phát triển hơn 718ha. Trong đó, diện tích tưới nước tiết kiệm không ngừng tăng (hơn 263ha). Hưởng ứng chủ chương chuyển đổi cây trồng, nhiều mô hình sản xuất mới đã được nông dân áp dụng, khẳng định được hiệu quả, thu nhập khả quan hoặc phù hợp với điều kiện đất nông nghiệp, quy mô sản xuất của nông dân.
Chính phủ thông qua Nghị quyết 115/NQ-CP, ngày 5/9/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 39/2021/QH15 về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025. Trong đó, Chính phủ đặt ra một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan.
Việc trồng các loại nấm đang được nông dân lựa chọn để phát triển kinh tế, vì đáp ứng được rất nhiều tiêu chí, như: Nhanh xoay vòng vốn, tận dụng diện tích đất trống xung quanh nhà, thời gian nhàn rỗi để có thêm thu nhập… Tại TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang), việc phát triển các mô hình nấm mới, có chất lượng ngon vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm nấm ăn, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường.
Duy trì 4 năm liên tiếp sản xuất “2 năm, 5 vụ”, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) nhận được sự đồng thuận cao của người dân về chủ trương này. Mọi người dần hiểu được: Về lâu dài, xả lũ mang lại rất nhiều nguồn lợi cho nông dân.
Sau thời gian nuôi thử nghiệm, từ vài cặp giống ban đầu, anh Phạm Văn Bào (ngụ thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) phát triển lên đến 50 con dúi. Mô hình này giúp gia đình anh Bào tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Trước bối cảnh chuyển đổi số, hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, việc đổi mới mô hình tăng trưởng nông nghiệp là yêu cầu cần thiết, nhằm nâng cao giá trị, phát huy lĩnh vực thế mạnh này.
Thời điểm này, hộ trồng hoa Tết trên địa bàn xã Định Thành (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã xuống giống hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2023.
Ngày 15/9, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang tổ chức phiên kết nối cung- cầu công nghệ, với chủ đề “Giới thiệu thiết bị máy cho cá ăn tự động sử dụng năng lượng mặt trời”.
Được tổ chức trong bối cảnh vùng ĐBSCL mới phục hồi sau đại dịch COVID-19, Lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh An Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp trên sông Hậu năm 2022 thành công hơn mong đợi. Qua công tác phối hợp cấp vùng, ý thức của người dân được nâng lên, huy động ngày càng lớn hơn sự tham gia, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là tín đồ tôn giáo.
Đăng cai Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ V và Ngày hội Tam nông An Giang 2022, An Giang đã chủ động triển khai kế hoạch tổ chức, phân công thành viên thực hiện nhiệm vụ. Trong khuôn khổ hội thi, sẽ có nhiều sự kiện hấp dẫn, tạo điểm nhấn đặc biệt về vùng đất, con người An Giang.
Thời gian qua, kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, liên kết, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở An Giang phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy. Song ở xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu), có 1 nông dân vẫn luôn đam mê, đeo đuổi nghề sản xuất cá giống, lưu giữ gần 20 tấn cá tra bố mẹ. Chờ thị trường cá tra phục hồi, ông sản xuất con giống để phục vụ cộng đồng.
UBND huyện An Phú và Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa ký kết chương trình hợp tác sản xuất và tiêu thụ hơn 36ha lúa mùa nổi ở xã Phú Hữu. Mô hình sản xuất lúa mùa nổi được xem là giải pháp sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, tạo sinh kế ổn định cho người dân.
Xét công nhận huyện Châu Thành đạt chuẩn huyện nông thôn mới
Nông thôn Vĩnh Lợi hôm nay
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái