Các tỉnh phía Nam giữ vai trò trọng điểm về vùng trồng lúa, rau màu và cây ăn trái. Do vậy, việc trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức của cán bộ, tổ chức, cá nhân và nông dân về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu là rất cần thiết, nhằm nâng cao giá trị nông sản, khai thác lợi thế nông nghiệp của địa phương.
Không hóa chất, hương vị thơm ngon, lạ miệng, các loại trái cây rừng ở vùng Bảy Núi dần trở thành đặc sản. Không chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ tại chỗ, cư dân xứ núi còn nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường, tiếp cận kênh mua bán mới, tận dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin, kết nối thêm người tiêu dùng rộng khắp.
Sáng 8/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai và quán triệt Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định 150/QĐ-TTg, ngày 28/01/2021 về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tận dụng diện tích ao trong vườn cây ăn trái để nuôi ốc bươu đen, anh Nguyễn Minh Trăng (phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) có thêm nguồn thu nhập ổn định từ việc bán ốc thương phẩm và ốc giống.
Trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị được xem là giải pháp trọng tâm nhằm hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững. Trong đó, hợp tác xã (HTX) là chủ thể không thể thiếu trong liên kết chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực của An Giang, đặc biệt là gắn kết với doanh nghiệp (DN) tiêu thụ.
Sáng 7/9, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Sở NN&PTNT An Giang tổ chức khai giảng lớp tập huấn về thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu và triển khai nhật ký điện tử (Farmdiary) cho các tỉnh phía Nam. Phó Cục trưởng Cục BVTV Lê Văn Thiệt và Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang Trương Kiến Thọ đã đến dự.
Thương hiệu gạo “Cơm Việt Nam Rice” của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã chính thức lên kệ tại 2 hệ thống đại siêu thị Carrefour và Leclerc (Cộng hòa Pháp).
Vẫn là trồng nấm rơm trong nhà, tận dụng nguồn phụ phẩm rơm, rạ sau thu hoạch lúa, nhưng vợ chồng trẻ Nguyễn Hoàng Ngọc Yến và Trần Tấn Tài (ngụ xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) dành nhiều thời gian tìm hiểu, ứng dụng kỹ thuật mới, đầu tư công nghệ hiện đại để phát huy tối đa hiệu quả. Nhờ vậy, người trồng nấm rơm nhẹ công chăm sóc, rút ngắn thời gian trồng, có thể quay vòng nhiều vụ trong năm.
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Bình Đức (nhiệm kỳ 2022 - 2026) vừa được thành lập tại xã Bình Phú (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) với 20 thành viên. Đây là tổ chức kinh tế tập thể đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân do các thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Tự hào với giống nếp đặc trưng làm nên danh tiếng của huyện Phú Tân (tỉnh An Giang), hơn 10 năm qua, ông Võ Văn Me (tên thường gọi Út Me, ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Phú Hưng) miệt mài sản xuất giống CK92.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng năng suất, mang lại giá trị kinh tế cao hơn đang là mục tiêu mà nhiều nông dân hướng đến. Điển hình như mô hình trồng nấm bào ngư của bà Trần Thị Góp (ngụ ấp Phú Yên, xã Phú Lộc, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang).
Xã Tân Tuyến (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) có diện tích đất nông nghiệp lớn (trong tổng diện tích tự nhiên 8.358ha, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 7.793ha). Để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp, địa phương xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực, phát triển tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) nhằm nâng cao giá trị đặc sản địa phương, chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả hơn…
Từ loại trái cây dân dã quê mùa, trái cà na được anh Nguyễn Phước Trung (ngụ xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) nghiên cứu “nâng tầm” giá trị để bán rộng rãi trên thị trường. Đa dạng cách chế biến, sản phẩm từ cà na của cơ sở Nguyễn Trung được đưa vào nhóm sản phẩm tiềm năng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đợt 1/2022 của huyện Phú Tân, để phân hạng đánh giá.
Trạm Khuyến nông TP. Long Xuyên vừa tổ chức hội thảo “Mô hình nuôi ốc bươu đồng thương phẩm trong ao đất”, tại hộ ông Nguyễn Minh Trăng (phường Bình Đức). Nông dân trong và ngoài địa phương đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm thực tế.
Ngày 1/9, Ban Quản lý dự án lúa (Hội Nông dân tỉnh An Giang) tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật xử lý rơm rạ đúng cách cho nông dân xã Tây Phú (huyện Thoại Sơn).
An Giang tiếp tục phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) bền vững theo nguyên tắc tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của người dân và tổ chức tham gia với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, dựa theo 5 tiền đề: Nguồn nhân lực; vốn; kỹ thuật; quản lý điều hành; hành lang pháp lý. Trong đó, chú trọng mạnh đến yếu tố nguồn nhân lực.
Việc phòng bệnh, giúp vật nuôi tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn; hạn chế, xử lý mùi hôi thối trước khi thải ra môi trường… luôn khiến người nông dân trăn trở, tìm mọi cách tháo gỡ. Làm tốt những việc này sẽ góp phần không nhỏ vào thành công của mô hình chăn nuôi, giúp bà con thu được lợi nhuận, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Sáng 31/8, trên 300 cán bộ, kỹ thuật viên từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông trên địa bàn tỉnh đã tham dự lớp tập huấn “Thông tin, tuyên truyền về kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) và triển khai các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp”, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang tổ chức.
Với mong muốn xây dựng thương hiệu “Mai vàng Vọng Thê”, anh Khưu Hùng Ngoan (ngụ xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn) dành nhiều thời gian tham quan, học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm từ nông dân đi trước. Bên cạnh đó, anh đầu tư, ứng dụng nhiều công nghệ mới, phục vụ tốt nhất cho vườn mai vàng.
Từ phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, hội viên nông dân xã Long Kiến (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) được tiếp cận nhiều mô hình hay, kỹ thuật mới, đặc biệt là được hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất. Nhờ đó, nông dân trên địa bàn canh tác ngày càng thuận lợi, thu nhập nâng cao, đời sống cải thiện…
Xét công nhận huyện Châu Thành đạt chuẩn huyện nông thôn mới
Nông thôn Vĩnh Lợi hôm nay
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái