Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của người dân huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) trong sản xuất nông nghiệp. Từ lựa chọn những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung… đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Tình hình mưa lớn kèm giông, lốc, sét không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân, mà còn tác động đến sản xuất nông nghiệp. Sắp tới, khi lũ về kết hợp mưa bão, triều cường, đòi hỏi cần tập trung ứng phó.
Chiều 11/8, Ban Tổ chức Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần V/2022, khu vực IV tổ chức trao giải cho các đơn vị tham dự.
Ngày 11/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã ký Quyết định 1994/QĐ-UBND ban hành Chương trình giống lúa phục vụ Đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
“Trong 250.000ha canh tác nông nghiệp ở An Giang, chỉ có 2.500ha nuôi trồng thủy sản các loại (chiếm 1%). Thế nhưng, kim ngạch xuất khẩu của ngành nghề này gấp đôi so với phần còn lại trồng trọt; giải quyết việc làm cho 12.000 lao động trực tiếp, từ 92.000-100.000 lao động gián tiếp. Trước đây, tỉnh chú trọng cây lúa, cây ăn quả rồi mới đến thủy sản. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay, thủy sản được lên hàng đầu, rồi mới đến cây ăn trái và lúa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư nhấn mạnh.
Để giảm chi phí sản xuất, nâng chất lượng sản phẩm, hạn chế phụ thuộc vào phân bón vô cơ, thuốc hóa học trước bối cảnh giá phân bón tăng, Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang đã thực hiện mô hình “Đánh giá năng suất lúa khi giảm lượng phân lần lượt 15%, 30% so với canh tác truyền thống của nông hộ”, làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo để tăng hiệu quả kinh tế và chất lượng lúa giống của địa phương.
Sáng 10/8, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội thảo, với chủ đề “Tổ chức lại sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030”. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Nguyễn Sĩ Lâm; TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II cùng chủ trì hội thảo.
Nhanh chóng, tiện lợi, giảm công sức canh tác, lại an toàn cho nông dân… đó là những ưu thế khi sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) trong canh tác nông nghiệp mà nhiều nông dân triển khai thời gian qua. Không chỉ sử dụng cho mảnh ruộng gia đình, nông dân còn làm dịch vụ để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Với vai trò là Bí thư Xã đoàn Lê Trì (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), anh Đồng Chí Nhân mong muốn tìm ra được một mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Khi thực hiện thành công sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập cho người dân, cũng như thêm lựa chọn khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên ngay tại quê nhà.
Quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nông dân xã Phú Hiệp (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất… và đạt được những kết quả khả quan. Từ đây, xuất hiện nhiều gương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.
Việc thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp kiểu mới, có sự tham gia và gắn kết với doanh nghiệp (DN) trong xây dựng vùng nguyên liệu, được xem là giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Khi HTX đủ sức làm đại diện tin cậy trong tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, ký kết hợp đồng tiêu thụ, nông dân tham gia HTX hoàn toàn yên tâm canh tác, tiến tới sản xuất lớn.
Vụ thu đông có ý nghĩa rất lớn đối với tăng trưởng ngành nông nghiệp và tăng trưởng chung của tỉnh, tác động đến đời sống người dân nông thôn. UBND tỉnh An Giang phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương hỗ trợ xuống giống đúng lịch thời vụ, chăm sóc tốt vụ thu đông, liên kết tiêu thụ sản phẩm của nông dân…
Từng bước xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất nếp chất lượng đạt chuẩn xuất khẩu, giúp nông dân trồng nếp có lợi nhuận cao hơn, phát triển ổn định lâu dài… là những mục tiêu trọng tâm huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) hướng đến. Để thực hiện, địa phương đã ký kết với Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (gọi tắt là Tập đoàn Lộc Trời) để cùng hỗ trợ nông dân thực hiện quy trình sản xuất mới, quyết tâm xây dựng và khẳng định thương hiệu nếp trên thị trường.
Các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) có nhiều giải pháp thiết thực để củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hội viên. Nhờ đó, tổ chức hội không ngừng lớn mạnh, xứng đáng là điểm tựa tin cậy của hội viên, nông dân.
Thời gian qua, An Giang tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý nuôi và chế biến thủy sản. Với sự tích cực trong chỉ đạo, quyết liệt trong thực hiện của UBND tỉnh đã tạo niềm tin trong nhân dân, thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia phát triển thủy sản.
Vụ thu đông 2022 có ý nghĩa quan trọng trong hoàn thành nhiệm vụ tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt cũng như toàn ngành nông nghiệp. Cùng với tuân thủ lịch thời vụ xuống giống, các kỹ thuật, biện pháp canh tác như khuyến cáo, đầu ra cho nông sản là vấn đề cần quan tâm.
Từ kỹ sư xây dựng cầu đường, anh Trần Hữu Nghĩa lại bén duyên và gắn bó với nghề sản xuất trà hơn 10 năm nay. Không ngừng nỗ lực trong cải tiến chất lượng sản phẩm, lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp để phục vụ, thương hiệu trà của cơ sở trà Hữu Nghĩa (xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) dần khẳng định được vị trí trên thị trường.
Với nỗ lực phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, cùng với đầu ra và giá bán ổn định, ngành chăn nuôi đang từng bước phục hồi. Khi các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ được đẩy mạnh, lợi thế chăn nuôi của An Giang càng được phát huy tốt.
Được người quen cho mượn 2 ao đất trống với diện tích 14.000m2, cộng thêm việc nắm bắt nhu cầu của thị trường, ông Đỗ Văn Nhiều (ngụ xã Bình Hòa, huyện Châu Thành) cải tạo môi trường thuận lợi để phát triển mô hình nuôi ốc bươu đen. Với mô hình này, ông Nhiều vừa bán được ốc bươu đen thương phẩm, vừa cung cấp lượng ốc giống cho những nông hộ có nhu cầu phát triển.
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua lao động sản xuất trên địa bàn huyện An Phú (tỉnh An Giang) phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Hội Nông dân huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông dân còn tích cực chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm mới đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Khánh Bình chuyển mình cùng nông thôn mới nâng cao
Xét công nhận huyện Châu Thành đạt chuẩn huyện nông thôn mới
Nông thôn Vĩnh Lợi hôm nay
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới