Những tháng đầu năm 2022, tuy đối mặt với nhiều thách thức do giá phân bón, vật tư nông nghiệp tăng cao, điều kiện thời tiết bất thường, giá cả nông sản biến động… nhưng tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) vẫn đạt những kết quả khả quan.
Để chống nông sản rớt giá, thu nhập sụt giảm, nông dân đã có nhiều cách làm hay, mang tính sáng tạo như: Sản xuất rải vụ, thực hiện mô hình đa canh lẫn xen canh, liên kết với thương lái để phát triển “thị trường ngách” cho sản phẩm… Với cách làm đó, bà con có được cuộc sống ổn định - mặc cho thị trường giá nông sản lên xuống bất thường.
Nắm bắt được nhu cầu thị trường, nông dân huyện miền núi Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật để tạo “lối đi riêng” cho mình. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Tịnh Biên đã mang lại nguồn thu khá, góp phần vào mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại địa phương.
Kết hợp nhiều loại cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích; canh tác các loại cây trồng mà địa phương chưa có... là những cách làm nhạy bén của nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh. Phương pháp này vừa đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu của người dân địa phương, vừa tránh được tình trạng dội chợ do sản xuất quá nhiều.
Khi những cơn mưa dần nặng hạt, cũng là thời điểm các loại trái cây đặc sản ở núi Dài (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) bắt đầu vào mùa thu hoạch rộ. Do thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên các loại trái cây, chủ yếu là bơ và sầu riêng được trồng trên đất núi có hương vị rất ngon và đặc trưng, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, diện tích được mở rộng.
Sau 2 năm sản xuất không đạt hiệu quả (2020, 2021), bởi giá bán xoài luôn dưới giá thành sản xuất, người trồng xoài bị thua lỗ nặng. Trước thực trạng này, nông dân trong tỉnh đã hoạch định lại câu chuyện làm ăn của mình bằng cách gắn sản xuất với thị trường, tiếp tục đi vào con đường làm ăn hợp tác để vụ xoài năm nay có được kết quả tốt hơn.
Thông qua thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chất lượng sản phẩm của các địa phương trên địa bàn An Giang sẽ được nâng lên. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng mà phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi trên địa bàn huyện An Phú (tỉnh An Giang) đã mang lại nhiều kết quả rất tích cực. Qua phát động phong trào thi đua đã giúp nông dân đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, xây dựng địa bàn nông thôn ngày càng xanh - sạch - đẹp.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị sử dụng đất, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, nông dân Huỳnh Văn Cường (phường Châu Phú B, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) đã tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình vườn đa canh với nhiều loại cây ăn trái.
Những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn xã An Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, không ngừng đổi mới tư duy canh tác, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất - kinh doanh. Qua đó, các mô hình làm ăn đạt hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống người dân…
Sáng 10/6, Hội Nông dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi lần XII/2022, giai đoạn 2019-2022, với 180 đại biểu đại diện cho 14.736 nông dân giỏi các cấp trên địa bàn huyện tham dự.
Những năm qua, xuất khẩu trái cây trên địa bàn tỉnh đã mang về cho doanh nghiệp, nông dân hiệu quả kinh tế rõ rệt, nhất là đối với các loại trái cây, như: Xoài, mít, nhãn, sầu riêng… Tuy nhiên, người sản xuất vẫn chưa thể yên tâm khi thị trường còn “nóng, lạnh”.
Để hỗ trợ hợp tác xã (HTX) phát triển, An Giang đẩy mạnh thu hút đầu tư, vận động doanh nghiệp (DN) xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tham gia thành lập HTX; củng cố, nâng chất tổ hợp tác (THT) để chuyển đổi thành HTX. Tỉnh còn tạo điều kiện thuận lợi về tổ chức sản xuất, tiêu thụ, phát triển nguồn nhân lực, giúp HTX tiếp cận khoa học - công nghệ mới…
Sáng 9/6, Hội Nông dân huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất- kinh doanh giỏi huyện Thoại Sơn lần thứ XIII, giai đoạn 2019 – 2022.
Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế nông nghiệp, An Giang đã tập trung đầu tư vào chất lượng giống, thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chuẩn bị các điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, để nông dân có thể làm giàu trên chính mảnh ruộng của mình, cần những cơ chế đột phá cho nông nghiệp.
Hàng năm, sản lượng gạo chế biến của An Giang đạt gần 2 triệu tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 500.000 tấn. Tuy nhiên, vấn đề đồng bộ về tiêu chuẩn, chất lượng còn hạn chế, lượng gạo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu được đóng túi có thương hiệu còn ít. Quy mô diện tích trồng lúa, năng suất canh tác của tỉnh gần như đã tiệm cận với các điều kiện phát triển. Vì vậy, vấn đề thương hiệu, chất lượng được xem là công cụ đột phá mới nhằm tăng giá trị sản xuất, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng lúa gạo trong thời gian tới.
Là giáo viên về hưu, ông Trần Hồng Sơn và vợ Đào Thị Ánh Tuyết (thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) có cùng suy nghĩ sẽ phát triển kinh tế từ vườn cây ăn trái được trồng theo hướng đa canh. Từ khi cải tạo đất ruộng lên vườn cây ăn trái, vợ chồng ông Sơn có ý tưởng làm vườn sinh thái, cho du khách tự mình thu hái trái cây sạch cũng như trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí với những trò chơi dân gian miền quê sông nước.
Dù trước đây không phải là cây trồng đặc hữu ở vùng đất xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), nhưng khi đã bén rễ, cây nhãn xuồng cơm vàng Khánh Hòa thể hiện đầy đủ những ưu điểm vượt trội với cơm dày, hạt nhỏ, mùi thơm và vị ngọt thanh, được thị trường rất ưa chuộng.
Nhằm thúc đẩy nhân rộng các mô hình, giải pháp đổi mới sáng tạo, An Giang đã đề ra nhiều giải pháp đổi mới sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, triển khai kế hoạch thực hiện dự án khu vực “Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh”, góp phần phát triển nông thôn bền vững.
Trong 2 ngày (1 và 2/6), Hội Nông dân huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) tổ chức Hội thi, trưng bày sản phẩm nông nghiệp an toàn tiêu biểu huyện Chợ Mới lần thứ V/2022. Đây là hoạt động chào mừng Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất- kinh doanh giỏi huyện Chợ Mới lần thứ XI (giai đoạn 2019-2022).
Khánh Bình chuyển mình cùng nông thôn mới nâng cao
Xét công nhận huyện Châu Thành đạt chuẩn huyện nông thôn mới
Nông thôn Vĩnh Lợi hôm nay
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới