Trong Lễ tôn vinh và trao danh hiệu 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023 và biểu dương 63 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu toàn quốc do Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập, An Giang có 2 đại diện được góp mặt. Đây là thành tích đáng tự hào, phản ánh tinh thần nỗ lực vươn lên của nông dân An Giang trong mục tiêu làm giàu trên chính quê hương mình.
Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây là điều kiện tiên quyết để sản phẩm nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng mã số vùng trồng.
Ngày 19/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang kết hợp Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh An Giang tổ chức tập huấn truyền thông cho cán bộ cấp huyện, xã của huyện Tri Tôn về chính sách nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Sáng 19/10, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh An Giang Trần Thanh Hiệp cho biết, liên quan việc clip lan truyền về việc nông dân dùng xi-măng bón lúa (thông tin trong clip nói là ở vùng Tri Tôn, tỉnh An Giang), Thanh tra Sở NN&PTNT cùng Phòng NN&PTNT huyện Tri Tôn đã tiến hành kiểm tra, xác định trên địa bàn tỉnh không có nông dân nào dùng xi-măng bón lúa, rửa phèn như clip lan truyền.
Từ đầu năm, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp An Giang xây dựng kế hoạch tham gia 3 cuộc hội chợ triển lãm trong khu vực. Ưu tiên tham gia chuỗi sự kiện năm 2023 của Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức hội nghị khuyến công, hội nghị ngành công thương và Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam. Đây là sự kiện hàng năm, gồm 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam tham dự.
Nghị quyết 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với một tỉnh nông nghiệp, dân số nông thôn chiếm số đông như An Giang. Trong thực hiện “tam nông”, tỉnh xác định nông dân là trung tâm của quá trình phát triển, quyết tâm xây dựng thế hệ nông dân văn minh, nông thôn toàn diện, nông nghiệp hiện đại.
Ngày 18/10, đoàn công tác Hội Nông dân tỉnh An Giang, do Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lư Thị Kim Thùy làm trưởng đoàn đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình trồng sầu riêng trái vụ ở tỉnh Tiền Giang.
Phường Thới Sơn (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) có nhiều cây trồng đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao, như: Hồng quân, củ huyền và các loại dược liệu quý… Tận dụng lợi thế này, đoàn viên, thanh niên địa phương có đà để khởi nghiệp, vừa tạo uy tín cho đặc sản bản địa, vừa nghiên cứu tạo thêm các sản phẩm mới.
Ngày 17/10, đoàn công tác Hội Nông dân tỉnh An Giang, do Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Lư Thị Kim Thùy làm trưởng đoàn đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình sản xuất liên kết doanh nghiệp, câu lạc bộ nông dân và hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre.
Hiện nay, tại các cánh đồng ven biên giới An Giang nước lũ dâng cao khỏi đầu người. Tận dụng lợi thế này, bà con nghèo tranh thủ mang ngư cụ khai thác thủy sản trong mùa lũ.
Hướng tới nâng cao chất lượng trong sản xuất nông nghiệp, gia tăng giá trị hàng hóa, tạo đầu ra ổn định cho nông sản, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh thực hiện liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ giữa nông dân, tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp (DN) để phát triển bền vững. Đồng thời, thay đổi tư duy và tập quán canh tác, nâng cao lợi ích của các bên tham gia chuỗi giá trị, nhất là đối với nông dân.
Trồng nấm rơm trong nhà kính Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc trồng nấm rơm trong nhà kính ngày càng trở nên phổ biến, đem lại nhiều lợi ích cho hộ dân. Đối với mô hình trồng nấm rơm trong nhà kính điều tiết nhiệt độ bằng lò xông hơi, do anh Hồ Thanh Tâm (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) thực hiện là hướng đi khá mới mẻ. Phương pháp này giúp giảm chi phí đầu tư, năng suất ổn định, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn.
Từ năm 2022 đến nay, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã thử nghiệm xây dựng mô hình sản xuất giống cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos Bleeker 1850) tại An Giang. Dự án do ThS Tăng Hoàng Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản An Giang làm chủ nhiệm. Đây là đối tượng nuôi mới, nhiều tiềm năng và có giá trị kinh tế rất cao, thích hợp để phát triển nghề nuôi cá lồng bè.
Tối 13/10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu 100 "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2023 và biểu dương 63 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu toàn quốc, do Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập.
Cây ăn trái cho năng suất, sản lượng, giá trị cao hơn nhiều loại cây ngắn ngày khác. Nếu liên kết được doanh nghiệp (DN) xây dựng vùng nguyên liệu, chú trọng cấp mã số vùng trồng (code) để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa thì sẽ mở lối cho các vườn cây ăn trái phát triển.
Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn không phải là điều gì đó xa vời; dù là nông dân, bạn trẻ khởi nghiệp, doanh nghiệp (DN) nhỏ hay tập đoàn lớn đều có thể tận dụng thành công. Trong bối cảnh mà cả thế giới đang hướng đến tăng trưởng xanh, nỗ lực giảm phát thải, “zero carbon”, nền nông nghiệp An Giang, cũng như vùng ĐBSCL đứng trước cơ hội đột phá mới.
Từ ngày 10 – 12/10, Công ty TNHH XNK Thương mại – Dịch vụ Vina T&T (TP. Hồ Chí Minh) đã khảo sát các vùng trồng cây ăn trái ở An Giang, làm việc với các địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về liên kết tiêu thụ cây ăn trái.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem là trọng tâm trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. OCOP cũng là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Từ vài dây trầu không trồng cho vui trong sân vườn nhà, đến nay, số lượng trầu không đã lắp đầy diện tích trồng quanh nhà ông Trần Văn Dũng (sinh năm 1950, ấp Hòa Phú, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Việc trồng trầu bán lá giúp tăng thu nhập cho gia đình hàng chục năm qua.
Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh An Giang tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững, giảm dần diện tích trồng lúa kém hiệu quả, tăng diện tích trồng rau màu, vườn cây ăn trái gắn với ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Từ đó, nâng cao thu nhập và đời sống người nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới
Kiểm tra công tác chuẩn bị lễ công bố xã Mỹ Khánh đạt nông thôn mới kiểu mẫu
Châu Thành hướng đến “Huyện nông thôn mới”