Ngày 16/2, đoàn kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, do Chánh Thanh tra sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang Nguyễn Thanh Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra các cơ sở, công ty, doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn TP. Châu Đốc.
Quan điểm của An Giang xem Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây còn là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã và đang được huyện An Phú (tỉnh An Giang) triển khai nhân rộng trên địa bàn. Qua đó, góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng, tăng giá trị nông sản và giá trị gia tăng cho nông dân.
Hướng đến mục tiêu phân phối sản phẩm nông nghiệp vào các kênh tiêu thụ hàng hóa lớn trong cả nước, huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) chú trọng phát triển các vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Qua đó, nhằm gia tăng sự đồng nhất về chất lượng nông sản và đáp ứng điều kiện về quy mô theo yêu cầu của thị trường.
Thay vì canh tác lúa 3 vụ, nông dân xã Bình Mỹ (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã chuyển sang mô hình trồng rau muống lấy hạt vụ đông xuân, liên kết tiêu thụ với thương lái. Với cách làm này, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn tăng sự màu mỡ cho nền đất, nhẹ chi phí phân bón trong những vụ canh tác lúa tiếp theo.
Trên thị trường, cây giống rau màu mang thương hiệu Hội An (xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) được nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh lựa chọn mỗi khi đến mùa vụ gieo trồng. Trước đây, bà con tận dụng diện tích đất trống xung quanh nhà để ươm cây giống. Tuy nhiên, những năm gần đây, nông dân đã đầu tư thêm nhiều kỹ thuật, công nghệ mới, đưa cây giống vào nhà lưới, sử dụng máy móc trong các công đoạn giúp việc gieo trồng nhanh và đạt chất lượng hơn.
Khoa học và công nghệ (KH&CN) có vai trò quan trọng giúp tăng năng suất lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển và tăng trưởng kinh tế - xã hội (KTXH). Thời gian qua, An Giang có nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân ứng dụng KH&CN, phát triển mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Phóng viên Báo An Giang có cuộc phỏng vấn Giám đốc Sở KH&CN Tầng Phú An xoay quanh vấn đề này.
Từ thực tiễn và hiệu quả liên kết chuỗi trong sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm nông nghiệp của huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) thời gian qua cho thấy, việc liên kết không chỉ nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp mà còn từng bước hình thành tư duy sản xuất hiện đại, mang tính thị trường cho người dân.
Năm 2023, Hội Nông dân tỉnh An Giang tập trung thực hiện tốt công tác hội và phong trào nông dân. Trong đó, nỗ lực xây dựng tổ chức hội vững mạnh, phát huy vai trò cán bộ, hội viên trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và đồng hành với nông dân thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Năm 2022, ngành nông nghiệp An Giang thắng lợi lớn khi giá trị tăng trưởng đạt 3,16% (kịch bản 2,7%), nông dân có một năm “được mùa, trúng giá”. Đây vừa là động lực, vừa là áp lực cho năm 2023 - năm mà ngành quyết tâm đạt cột mốc tăng trưởng mới: 3,2-3,5%.
Với lợi thế lớn về sản xuất lúa gạo, An Giang là địa phương tiên phong và tích cực tham gia xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì thực hiện. Tỉnh còn đăng ký thành lập Trung tâm sản xuất, phân phối lúa gạo của vùng ĐBSCL, thể hiện vai trò chủ lực trong xây dựng hệ sinh thái lúa gạo, nâng cao giá trị, thu nhập cho nông dân từ cây lúa.
Trước đây, nông dân gắn bó với đất trồng lúa, một lòng hướng về cây lúa. Nhưng đất “ngoảnh mặt quay lưng” với con người, tỏ thái độ bằng những vụ lúa kém hiệu quả. Ừ thì, con người đành thuận theo tự nhiên, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chiều lòng đất…
Những năm qua, thanh niên huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với quê hương, Tổ quốc, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và lên đường khi có lệnh gọi nhập ngũ.
Thiên lý dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, giá bán cao và đầu ra ổn định… là những nhận định của ông Võ Văn Mết (xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Từ mô hình trồng hoa thiên lý, gia đình ông nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, đặc biệt không phải lo đầu ra như nhiều loại cây trồng khác.
Trong cuộc làm việc đầu năm mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đã chia sẻ và thống nhất tư duy làm việc trong thời gian tới với tập thể cán bộ trong đơn vị. Đặc biệt, Bộ trưởng cũng đề ra 9 giải pháp cụ thể mang tính đột phá để phát triển nông nghiệp năm 2023.
Cùng với các địa phương khác, TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch các vùng sản xuất, hướng đến nâng cao giá trị gia tăng, trong đó gắn khâu tiêu thụ với sản xuất, đẩy mạnh phát triển phong trào kinh tế tập thể để nâng cao hiệu quả cho nông hộ sau mỗi mùa vụ.
Dù hoạt động sản xuất nông nghiệp có sự phục hồi tốt sau đại dịch COVID-19, nhưng việc tìm đầu ra ổn định cho nông sản vẫn gặp nhiều khó khăn. Nông dân An Giang rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành để tìm hướng đi mới cho nông sản, từng bước tháo gỡ khó khăn, nâng cao đời sống.
Sáng 3/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Ngày 3/2, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Nguyễn Văn Nhiên đã với Hội Nông 2 huyện Tịnh Biên, Tri Tôn và TP. Châu Đốc, nhằm triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.
Dù trong hoàn cảnh nào, ngành nông nghiệp vẫn được xem là bệ đỡ phát triển của kinh tế An Giang. Bên cạnh lợi thế tự nhiên, khí hậu, nguồn nước, ngành nông nghiệp An Giang đang tập trung khai thác dư địa phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất, hướng đến xây dựng chuỗi giá trị bền vững.
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới