Sáng 16/1, tại TP. Cần Thơ, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tổ chức Hội thảo công bố Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại khu vực ĐBSCL (TRVC)”.
Mỗi năm, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng bốn tháng đồng ruộng ngâm trong mùa nước nổi. Sau khi thu hoạch lúa hè thu, nước lũ về dâng ngập nhiều cánh đồng, nông dân tiến hành bao lưới để nuôi cá trên ruộng.
Tại An Giang, nhiều hợp tác xã (HTX) xây dựng được mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực của tỉnh. Từ đó, phát triển thành HTX nông nghiệp kiểu mẫu, có tính lan tỏa, đáp ứng yêu cầu, mong muốn của người dân và doanh nghiệp (DN).
Bằng nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả, Hội Nông dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) giúp hội viên, nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, chung tay cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động của hợp tác xã (HTX) ngành hàng lúa gạo vẫn còn hạn chế cần khắc phục. Do đó, sự ra đời của Liên đoàn HTX lúa gạo vùng ĐBSCL hứa hẹn là giải pháp phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả của các HTX chuyên ngành lúa gạo tại vùng đất “Chín Rồng”.
”Mục tiêu năm 2024 của ngành nông nghiệp Long Xuyên (tỉnh An Giang) là tiếp tục phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị gắn du lịch sinh thái, trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang kinh tế nông nghiệp thích ứng với thị trường và biến đổi khí hậu; từng bước hình thành vùng chuyên canh, gắn với chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ để sản xuất mang tính bền vững; tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” - Phó Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên Nguyễn Bảo Sinh nhấn mạnh.
Hiện nay, giá lúa chất lượng cao bán tại ruộng giá 10.200 đồng/kg, lúa thường IR 50404 giá từ 9.600-10.000 đồng/kg, người trồng lúa lãi từ 40-60 triệu đồng/ha.
Với sự “tiếp sức” của khoa học và công nghệ (KH&CN), chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp càng có điều kiện phát huy giá trị. Với chiếc điện thoại thông minh, nông dân, thành viên hợp tác xã (HTX) dễ dàng điều khiển máy móc, ứng dụng theo dõi, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, giao dịch trên sàn thương mại điện tử.
Xác định nông nghiệp là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương; chú trọng xây dựng nhiều vùng chuyên canh sản xuất tập trung, mang lại giá trị kinh tế cao…
Với mục tiêu hình thành vùng trồng cây thốt nốt, khai thác từ 200 cây (năm 2025) lên 500 cây (năm 2030), An Giang nỗ lực nâng cao giá trị loài cây đặc hữu vùng Bảy Núi, tạo việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Năm 2024, toàn ngành cá tra đặt mục tiêu phấn đấu: Diện tích nuôi cá tra xuất khẩu đạt 5.700ha, sản lượng cá thương phẩm 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD ( bằng 75% so năm 2022)...
Năm qua, TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp ngày càng nhiều. Trong lĩnh vực trồng trọt, nông dân cơ giới hóa nông nghiệp, đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng đa dạng, phong phú. Nhờ sản xuất phát triển, cuộc sống vật chất và tinh thần của nông dân ngày càng được nâng lên.
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Dịp lễ, Tết, nhu cầu tiêu thụ càng tăng cao. Thời điểm này, nhiều diện tích rau màu ở huyện cù lao Phú Tân sẵn sàng cho đợt thu hoạch cuối năm.
Sự kiện 7 tấn xoài tượng da xanh huyện Chợ Mới lần đầu tiên xuất khẩu sang Úc và Hoa Kỳ mở ra cơ hội mới cho trái xoài tỉnh An Giang nói riêng, ĐBSCL nói chung đi xa, cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều giải pháp hỗ trợ các địa phương tham gia quảng bá, giao dịch nông sản trên sàn thương mại điện tử. Nhờ vậy, sản phẩm nông sản của người dân được tiêu thụ rộng rãi hơn không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở nước ngoài. Thậm chí, một số nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường đòi hỏi chất lượng cao.
Nuôi heo rừng thương phẩm kết hợp cung ứng con giống, tạo ra sản phẩm từ thịt heo rừng đang là hướng đi khá hiệu quả mà Hà Quốc Ninh (xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) thực hiện. Mô hình mở ra hướng đi mới trong quá trình khởi nghiệp đối với thanh niên nông thôn.
Xuất phát từ lấy ngắn nuôi dài và tạo việc làm cho người dân nhàn rỗi, tận dụng mặt đất còn trống (7/20 công đất trồng hoa), ông Phan Minh Mẫn, chủ trại hoa Tám Mẫn (tổ 11, khóm Hoà Phú 3, thị trấn An Châu (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đã trồng xen canh hành lá với hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Đó là nội dung trọng tâm trong phát biểu tham luận của Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Nguyễn Văn Nhiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Qua đó, khẳng định vai trò của Hội Nông dân tỉnh trong tăng cường liên kết với doanh nghiệp (DN) thực hiện chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao, tham gia phát triển kinh tế tập thể tại địa phương.
Xã Bình Thủy là một trong địa phương có diện tích trồng rau màu lớn nhất của huyện Châu Phú nói riêng, tỉnh An Giang nói chung. Do vậy, nhu cầu về cây giống của người dân khá lớn. Nắm bắt cơ hội, anh Lê Minh Toàn (ngụ ấp Bình Hòa) chuyển từ canh tác rau màu thương phẩm sang sản xuất cây giống.
Có nhiều tiềm năng, lợi thế nên nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đang phát triển mạnh. Đáng chú ý, thời gian gần đây các bộ, ngành, địa phương và nhân dân tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong nuôi trồng thủy sản, từ đó, tạo nền tảng xây dựng và phát triển thương mại điện tử cho ngành thủy sản, góp phần tăng cường kết nối các chủ thể trong chuỗi giá trị.
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới
Kiểm tra công tác chuẩn bị lễ công bố xã Mỹ Khánh đạt nông thôn mới kiểu mẫu
Châu Thành hướng đến “Huyện nông thôn mới”