Ngành hàng lúa gạo Việt Nam đã đi qua nhiều thăng trầm. Gần đây nhất, hiện tượng lúa gạo Việt Nam bị rớt giá đúng vụ thu hoạch rộ, đã ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ lúa gạo của nông dân.
Ngày 4/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang phối hợp UBND huyện Châu Phú tổ chức Ngày hội thu hoạch lúa tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án) năm 2025. Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã đến dự.
Nhằm nghiên cứu, chọn tạo bộ giống lúa đặc thù cho tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai Chương trình giống lúa phục vụ Đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Chương trình giống lúa). Đến nay, Chương trình giống lúa đã đạt được những kết quả tích cực.
Trong phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã (HTX), việc liên kết theo chuỗi giá trị là mô hình kinh tế đã được khẳng định mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia. Thời gian qua, An Giang đã thực hiện nhiều chính sách và có nhiều chỉ đạo thúc đẩy liên kết phát triển sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp.
Ngày 2/4, Hợp tác xã Nông sản an toàn Kiến An - Chợ Mới (huyện Chợ Mới) tổ chức đại hội tổng kết hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã An Giang Phan Quốc Hội tham dự.
Để đạt lợi nhuận kinh tế cao từ con cá thát lát cườm (cá nàng hai) thương phẩm, ngư dân phải thức trắng đêm làm “mẹ bất đắc dĩ” chăm sóc đàn cá giống rất nhỏ chỉ bằng sợi chân nhang. Quá trình ương nuôi rất cực công, đòi hỏi ngư dân phải dày dạn kinh nghiệm và kỹ thuật thì mới có lãi.
Thành lập cuối tháng 3/1995, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã có 30 năm đồng hành cùng nông dân tỉnh nhà. Ngành khuyến nông đã phát huy vai trò tích cực trong việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn An Giang.
Đảng bộ, chính quyền An Giang xác định, xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị. Toàn tỉnh có 76/110 xã đạt chuẩn NTM (34 xã đạt chuẩn NTM nâng cao); có 3/11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Huyện Châu Thành và TX. Tân Châu đang thực hiện hồ sơ đề nghị tỉnh thẩm tra công nhận huyện NTM...
Xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu) là một trong những địa phương tiêu biểu cho sự phát triển nông nghiệp bền vững. Nhờ vào tiềm năng tự nhiên phong phú, sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương, Vĩnh Hòa đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn.
Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.
Trong quý I/2025, Hội Nông dân tỉnh yêu cầu các cấp hội trong tỉnh tập trung củng cố tổ chức, phát huy vai trò hỗ trợ nông dân. Tăng cường tuyên truyền, định hướng để nông dân tham gia tích cực phát triển sản xuất và các phong trào tại địa phương.
Hơn một năm thành lập, các Hợp tác xã (HTX) Thanh niên đã chứng minh được vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tạo ra cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng, lực lượng khuyến nông đóng vai trò cầu nối quan trọng trong việc chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông dân. Do đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), Trung tâm Khuyến nông An Giang tiếp tục phát huy vai trò của lực lượng này, nhằm hỗ trợ nông dân bắt kịp xu thế thời đại mới.
Ngày 27/3, Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông (1995 - 2025), với sự tham dự của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, lãnh đạo tỉnh, cán bộ khuyến nông, nông dân trên toàn tỉnh.
Chiều 26/3, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức Hội thảo với chủ đề “Vai trò khuyến nông cộng đồng trong chuyển giao khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
Ngày 26/3, Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang tổ chức Hội thảo “Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”, với sự tham gia của đông đảo nông dân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Hơn 20 công đất của ông Nguyễn Văn Dũng (50 tuổi, ngụ xã Vĩnh Châu, TP. Châu Đốc) mang nặng vị phèn, nên trồng lúa “không có ăn”. Được địa phương khuyến khích “bỏ lúa, trồng vườn”, ông chuyển sang trồng xoài Đài Loan. Xoài rớt giá, ông loay hoay tìm hướng đi khác, trăn trở mãi về loại cây trồng “thuận phèn”.
Ngày 24/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Nguyễn Quốc Bảo cùng lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Môi Trường; Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện đến thăm mô hình tham gia đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” (gọi tắt là đề án 1 triệu héc-ta” tại xã Hiệp Xương.
Năm 2025, ngành nông nghiệp và môi trường (NN&MT) An Giang đặt ra chiến lược phát triển với nhiều mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng. Trên cơ sở đó, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)”, MTTQ các cấp trong tỉnh triển khai và thực hiện có hiệu quả các nội dung, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, thiết thực. Qua đó, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy kinh tế - xã hội (KTXH) địa phương phát triển.
Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Sẽ có khoảng 65% số xã đạt chuẩn nông thôn mới sau sắp xếp đơn vị hành chính
“Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới
Xã Bình Hòa khánh thành cầu Nghĩa trang nhân dân
Thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới
Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh