Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 7,34% mà An Giang đạt được năm 2023 có đóng góp rất lớn của ngành nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng “vượt qua chính mình” khi đạt mức tăng trưởng 4,43% (các năm trước thường không quá 3%), chiếm tỷ trọng 34,22% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đây là cơ sở để ngành nông nghiệp quyết tâm bứt phá những năm tiếp theo.
Trong 2 ngày (6 và 7/12), UBND huyện Chợ Mới tổ chức trao sinh kế mô hình giảm nghèo, dự án “Nuôi bò thịt” ở 3 xã, thị trấn: Hội An, Long Kiến, Kiến Thành.
Ngày 7/12, Ban Dân vận Huyện ủy Thoại Sơn (tỉnh An Giang) tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm phong trào thi đua “Dân vận khéo” và “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, đô thị văn minh”, giai đoạn 2021-2023. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thoại Sơn Lê Hữu Nghị chủ trì hội nghị.
Là “vựa lúa” lớn, đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước và đóng góp 90% vào xuất gạo, nhưng đời sống người trồng lúa ở ĐBSCL nhìn chung còn nhiều khó khăn. Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL mở ra kỳ vọng mới về nâng cao giá trị lúa gạo, tăng thu nhập tương xứng cho nông dân trồng lúa.
Thời gian qua, việc triển khai Dự án các Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh (Dự án GIC) trên địa bàn tỉnh An Giang đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tập quán canh tác nông nghiệp của nông dân. Thể hiện rõ nhất là việc canh tác lúa gạo bền vững (SRP), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); nâng cao chuỗi giá trị cây xoài; nâng cao năng lực kinh doanh của nông dân, hợp tác xã (HTX)...
Ngày 6/12, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm cho biết, Sở NN&PTNT đã rà soát, cập nhật và công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin về vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Mô hình nuôi gà Ai Cập siêu trứng của gia đình anh Lê Trường Sơn (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đang cho hiệu quả kinh tế cao. Khu vực chăn nuôi được thiết kế khoa học, thoáng mát, tạo điều kiện cho gà sinh trưởng và phát triển tốt, sản lượng trứng đảm bảo yêu cầu. Mô hình mở ra hướng chăn nuôi mới cho người dân địa phương.
Bà Nguyễn Thị Nhung (chủ cơ sở Lê Hoàng Phúc, thị trấn Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) có hơn 20 năm gắn bó với nghề ươm giống cây trồng. Bằng sự chịu khó, bà Nhung cùng ông Lê Hoàng Phúc (chồng bà) đã học tập nhiều kỹ thuật chuyên sâu, phát triển cơ sở vườn ươm ngày càng rộng lớn. Từ đó, phát triển kinh tế gia đình và góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Với đặc điểm sản xuất trong mùa khô hạn, thời tiết thay đổi, nhiệt độ ngày, đêm chênh lệch lớn, vụ lúa đông xuân dễ bị một số dịch hại, sâu bệnh tấn công. Chính quyền địa phương, cán bộ chuyên môn, nông dân được khuyến cáo thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm dịch hại để chủ động phòng chống, bảo vệ vụ sản xuất quan trọng nhất năm.
Những năm qua, An Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), chuyển đổi số, phục vụ sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị hàng hóa, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao hàm lượng KH&CN, chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp, mở rộng thêm cơ hội xuất khẩu.
Nếu nét nổi bật của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn An Giang giai đoạn 2010 - 2020 là tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đổi thay diện mạo vùng nông thôn thì giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh tập trung vào nâng cao đời sống, thu nhập của người dân vùng nông thôn một cách bền vững.
Ngày 28/11, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) phối hợp UBND xã Phú Hiệp tổ chức trao bò giống thịt thuộc Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Hội Nông dân tỉnh An Giang vừa tổ chức hội thi “Cán bộ hội giỏi” năm 2023, với sự tham gia sôi nổi, hào hứng của các cấp hội. Qua đó, nâng cao nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ để cán bộ hội nông dân làm tốt hơn trách nhiệm của mình.
Chiều 27/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết kế hoạch sản xuất, liên kết tiêu thụ năm 2023 và triển khai kế hoạch lĩnh vực trồng trọt năm 2024.
Tuyến kênh mương bằng đất dẫn nước từ suối Đak Klan về khu sản xuất hơn 55 ha của làng Bla Trek (xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) thường xuyên bị sạt lở khiến nhiều diện tích bị khô hạn, năng suất thấp. Người dân nơi đây mong mỏi sớm được đầu tư kiên cố hóa kênh mương nội đồng để ổn định sản xuất.
Chiều 24/11, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống các dịch hại trên lúa và trên các cây trồng khác tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm đã ký Công văn 01/BCĐDHCT chỉ đạo tăng cường tổ chức công tác quản lý, phòng trừ dịch hại trên cây trồng vụ đông xuân 2023-2024.
Ngày 24/11, đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang đã kiểm tra hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực sông trên địa bàn tỉnh.
Ngày 24/11, đoàn công tác Tỉnh ủy An Giang, do Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Tấn Rạng dẫn đầu đã giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 ở huyện An Phú.
Ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xanh với những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm sạch, xanh được coi là xu hướng tất yếu trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ.
Ngày 24/11, UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) tổ chức trao sinh kế mô hình giảm nghèo, dự án nuôi bò thịt ở xã Mỹ Hội Đông.