Từ thực tế sinh động của phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, An Giang dần hình thành một đội ngũ nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Nhiều nông hộ chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả, đưa hạt lúa ra thị trường thế giới, tạo thu nhập tiền tỷ từ chính những cây trồng quen thuộc. Họ là đại diện cho nền nông nghiệp tự chủ, hiện đại.
Vào những ngày cận Tết, nông dân huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đang tất bật với công việc chăm sóc những chậu hoa, cây ăn trái và luống rau màu, sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Tình hình sản xuất diễn ra thuận lợi, hứa hẹn một vụ mùa bội thu, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Những mô hình chăn nuôi tập trung theo hình thức gia trại, trang trại, liên kết nuôi gia công cho thấy hiệu quả tốt hơn chăn nuôi nhỏ lẻ, bởi dễ ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, chất lượng đồng đều. Chăn nuôi tập trung cũng là khuynh hướng mà An Giang đang khuyến khích.
Huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) là địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất tỉnh, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp (DN), tập đoàn đến đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhà máy lương thực, trang trại trồng trọt, chăn nuôi. Một số DN lớn mở rộng vùng nguyên liệu, hình thành các hợp tác xã (HTX), trợ giá đầu vào, bao tiêu đầu ra, hình thành chuỗi sản xuất bền vững.
Vụ đông xuân năm nay, đậu nành rau sản xuất ở xã Phú Xuân (huyện Phú Tân) đạt năng suất và lợi nhuận vượt trội. Tổ trưởng Tổ Hợp tác trồng đậu nành rau Nguyễn Minh Cảnh cho biết, tổ hợp tác sản xuất liên kết tiêu thụ với Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang 45ha.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang cho biết, năm 2024, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tết cổ truyền, người dân miền Nam không thể thiếu hình ảnh của cây mai vàng. Mang biểu tượng cho sự may mắn, loại cây kiểng này có mặt ở hầu hết trong các gia đình, từ thành thị đến nông thôn. Cũng nhờ sự phổ biến và nhu cầu của người dân nên cây mai được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh lựa chọn để đưa vào sản xuất. Mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp được tỉnh An Giang thực hiện với mục tiêu đưa sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ trở nên hiện đại, phát triển theo hướng hàng hóa tập trung, tạo vùng nguyên liệu bền vững. Những kết quả của đề án thể hiện rõ hơn khi các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh ngày càng khẳng định được chất lượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Định hướng đến năm 2030, An Giang thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Trong đó, tập trung thu hút đầu tư và nâng cao vai trò của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp.
Xác định năm 2024 là thời kỳ tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng cho giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch năm 2024 của ngành nông nghiệp tiếp tục phấn đấu phát triển theo chiều sâu, tập trung vào tổ chức sản xuất, xây dựng các vùng nguyên liệu kết nối tiêu thụ và tăng cường sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng được chứng nhận, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Xác định vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, tỉnh An Giang đã ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy loại hình kinh tế này phát triển. Đến nay, các mô hình kinh tế tập thể đang từng bước phát triển, khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến gần, thời điểm này nông dân trồng hoa và cây ăn trái trên địa bàn tỉnh đang tất bật chăm sóc để các vườn cây cho hoa, trái chất lượng tốt nhất; đồng thời cũng kỳ vọng về một vụ sản xuất trúng mùa, bán được giá cao để ngày Tết thêm đủ đầy.
Ngày 16/1, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị triển khai, phát động phong trào nông dân sản xuất kinh - doanh giỏi và doanh nhân nông thôn năm 2024. Đồng thời, lấy ý kiến về kế hoạch tổ chức Đại hội Tuyên dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi lần thứ XX, giai đoạn 2022 – 2024.
Tại An Giang, nhiều hợp tác xã (HTX) xây dựng được mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực của tỉnh. Từ đó, phát triển thành HTX nông nghiệp kiểu mẫu, có tính lan tỏa, đáp ứng yêu cầu, mong muốn của người dân và doanh nghiệp (DN).
Bằng nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả, Hội Nông dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) giúp hội viên, nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, chung tay cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội.
”Mục tiêu năm 2024 của ngành nông nghiệp Long Xuyên (tỉnh An Giang) là tiếp tục phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị gắn du lịch sinh thái, trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang kinh tế nông nghiệp thích ứng với thị trường và biến đổi khí hậu; từng bước hình thành vùng chuyên canh, gắn với chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ để sản xuất mang tính bền vững; tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” - Phó Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên Nguyễn Bảo Sinh nhấn mạnh.
Với sự “tiếp sức” của khoa học và công nghệ (KH&CN), chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp càng có điều kiện phát huy giá trị. Với chiếc điện thoại thông minh, nông dân, thành viên hợp tác xã (HTX) dễ dàng điều khiển máy móc, ứng dụng theo dõi, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, giao dịch trên sàn thương mại điện tử.
Xác định nông nghiệp là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương; chú trọng xây dựng nhiều vùng chuyên canh sản xuất tập trung, mang lại giá trị kinh tế cao…
Với mục tiêu hình thành vùng trồng cây thốt nốt, khai thác từ 200 cây (năm 2025) lên 500 cây (năm 2030), An Giang nỗ lực nâng cao giá trị loài cây đặc hữu vùng Bảy Núi, tạo việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Năm qua, TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp ngày càng nhiều. Trong lĩnh vực trồng trọt, nông dân cơ giới hóa nông nghiệp, đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng đa dạng, phong phú. Nhờ sản xuất phát triển, cuộc sống vật chất và tinh thần của nông dân ngày càng được nâng lên.
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới