Tối 13/10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu 100 "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2023 và biểu dương 63 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu toàn quốc, do Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập.
Cây ăn trái cho năng suất, sản lượng, giá trị cao hơn nhiều loại cây ngắn ngày khác. Nếu liên kết được doanh nghiệp (DN) xây dựng vùng nguyên liệu, chú trọng cấp mã số vùng trồng (code) để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa thì sẽ mở lối cho các vườn cây ăn trái phát triển.
Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn không phải là điều gì đó xa vời; dù là nông dân, bạn trẻ khởi nghiệp, doanh nghiệp (DN) nhỏ hay tập đoàn lớn đều có thể tận dụng thành công. Trong bối cảnh mà cả thế giới đang hướng đến tăng trưởng xanh, nỗ lực giảm phát thải, “zero carbon”, nền nông nghiệp An Giang, cũng như vùng ĐBSCL đứng trước cơ hội đột phá mới.
Từ ngày 10 – 12/10, Công ty TNHH XNK Thương mại – Dịch vụ Vina T&T (TP. Hồ Chí Minh) đã khảo sát các vùng trồng cây ăn trái ở An Giang, làm việc với các địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về liên kết tiêu thụ cây ăn trái.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem là trọng tâm trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. OCOP cũng là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Từ vài dây trầu không trồng cho vui trong sân vườn nhà, đến nay, số lượng trầu không đã lắp đầy diện tích trồng quanh nhà ông Trần Văn Dũng (sinh năm 1950, ấp Hòa Phú, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Việc trồng trầu bán lá giúp tăng thu nhập cho gia đình hàng chục năm qua.
Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh An Giang tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững, giảm dần diện tích trồng lúa kém hiệu quả, tăng diện tích trồng rau màu, vườn cây ăn trái gắn với ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Từ đó, nâng cao thu nhập và đời sống người nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Với mục tiêu chủ động cung cấp con giống cho người nuôi ốc trên địa bàn, thử nghiệm sinh sản nhân tạo và hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật sinh sản nhân tạo ốc phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, Trạm Khuyến nông huyện Châu Phú đã xây dựng và triển khai mô hình “Sản xuất giống ốc bươu đồng”, góp phần tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế cho nông dân.
Từ một dịp tình cờ được tiếp cận với mô hình nuôi dế mèn Thái, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ loại côn trùng này, bạn Trần Duy Linh (ấp An Thái, thị trấn Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đã) đã mạnh dạn xây dựng chuồng trại, phát triển mô hình. Từ việc chăn nuôi đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình Linh.
Để hướng đến mực tiêu trở thành một trong những trung tâm về ứng dụng khoa học - công nghệ và chuyển đổi số trong nông nghiệp tại ĐBSCL, An Giang thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững, tuần hoàn, cảnh quan và có trách nhiệm trong mối liên kết chặt chẽ với các cụm ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ phụ trợ, du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngày 4/10, tại TP. Cần Thơ, với sự hiện diện của hơn 1.000 đại lý, vật tư nông nghiệp (LTV), Lộc Trời đã ra mắt 2 sản phẩm mới và bộ giải pháp canh tác toàn diện trên cây lúa, chuẩn bị sẵn sàng cho vụ đông xuân 2023-2024.
Với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương, tận dụng tốt điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác của địa phương, nhạy bén trong việc lựa chọn, kết hợp các loại cây trồng, bạn Trần Duy Khánh (xã Long Điền A, huyện Chợ Mới) đã mạnh dạn phát triển mô hình xen canh mít Thái với cóc Thái theo hướng lấy ngắn nuôi dài. Mô hình đang phát huy hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình Duy Khánh nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống…
Nhằm khai thác tốt tiềm năng sản xuất nông nghiệp đặc thù, TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống nông dân, tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch (DL) ở địa phương.
UBMTTQVN tỉnh An Giang vừa ký kết chương trình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các nội dung, tiêu chí nông thôn mới (NTM), phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Ngày 1/10, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) kết hợp UBND xã Châu Lăng tổ chức bàn giao bò giống cho 28 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tham gia mô hình chăn nuôi bò vỗ béo tại cộng đồng. Đây là hoạt động của Dự án 2 (đa dạng hóa sinh kế), thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025.
Ngày 29/9, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức Hội thảo giới thiệu và kết nối xúc tiến tiêu thụ xoài giữa Hợp tác xã GAP cù lao Giêng (huyện Chợ Mới) và Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit.
Sáng 29/9, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm chủ trì Hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến triển khai Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh An Giang”. Đại diện các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân giỏi trong tỉnh cùng tham dự.
Ngày 29/9, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) cho biết, đã bàn giao bò giống cho UBND xã Lương Phi để trao cho 21 hộ dân, thuộc Tổ Hợp tác chăn nuôi bò Lương Phi để nuôi vỗ béo tại cộng đồng. Đây là hoạt động nằm trong Dự án 2 (đa dạng hóa sinh kế) của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.
Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, nhận thức của người dân về kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) được nâng cao, HTX mới được thành lập ngày càng tăng. Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Đồng thời, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội…
Dự báo năm nay đỉnh lũ không lớn nhưng diễn biến thời tiết rất phức tạp. Khi triều cường kết hợp mưa lớn kéo dài và lũ thượng nguồn sông Mekong đổ về, dễ gây hiện tượng “lũ kép”, nước dâng cao đột ngột trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến canh tác vụ thu đông 2023, nhất là ở những vùng trũng thấp, đê bao, cống bững yếu. Nhiệm vụ cấp bách là phải liên tục theo dõi, ứng phó, bảo vệ ăn chắc vụ lúa quan trọng này.
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới