Qua mô hình thực tế triển khai tại huyện Châu Phú (tỉnh An Giang), khi canh tác theo tiêu chuẩn SRP (sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững), kết hợp máy gieo sạ cụm, nông dân tiết kiệm hơn 50% lúa giống, giảm 8 - 10% chi phí đầu vào nhưng năng suất vẫn đảm bảo, lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và tăng giá trị.
Giá bán sầu riêng luôn ở mức cao, đầu ra ổn định… đã mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho nông dân. Hiệu quả từ mô hình, nhiều nông dân đã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, vườn tạp, các loại cây ăn trái khác để trồng sầu riêng. Tuy nhiên, việc tăng diện tích một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, theo phong trào, không theo định hướng, sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, khiến cung vượt cầu.
Bên cạnh thế mạnh sản xuất lúa gạo và thủy sản, gần đây tỉnh khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trên nền đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái. Do đó, nhu cầu bảo quản các loại sản phẩm này ngày càng gia tăng và cần một giải pháp phù hợp với đặc thù của tỉnh.
Thời gian qua, huyện Châu Thành luôn quan tâm vận động và hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nông hộ, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân xã Phú Thành (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã triển khai nhiều giải pháp củng cố tổ chức hội, nâng cao chất lượng hội viên; vận động nông dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững... Nhờ đó, tổ chức hội không ngừng lớn mạnh; đời sống vật chất và tinh thần nông dân ngày càng nâng cao.
Chăn nuôi an toàn sinh học giúp kiểm soát được dịch bệnh, phù hợp với phát triển chăn nuôi hiện đại. Bằng việc hạn chế sử dụng kháng sinh, tiết kiệm chi phí, mô hình giúp người nuôi thu được lợi nhuận, người tiêu dùng có được sản phẩm an toàn cho sức khỏe.
Để góp phần vào sự thành công của đại hội hội nông dân các cấp (nhiệm kỳ 2023 - 2028), Hội Nông dân tỉnh đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm cổ vũ cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia, hướng đến mục tiêu tổ chức thành công sự kiện quan trọng này trong năm 2023.
Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Phú Tân chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng. Trong đó, việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã tạo sự lan tỏa trong việc thay đổi tư duy của người dân. So với sản xuất theo mô hình và phương pháp truyền thống, nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao không chỉ đem lại kết quả vượt trội, mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn cao của thị trường.
Năm 2022, sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) tiếp tục phát triển ổn định, đạt và vượt các chỉ tiêu; chăn nuôi và thủy sản khởi sắc, đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực, thực phẩm. Chuyển dịch cây trồng tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên cùng đơn vị diện tích đất.
Không cần diện tích quá lớn, nhưng nhờ tận dụng công nghệ hiện đại, canh tác những loại nông sản có giá trị kinh tế cao, những mô hình nông nghiệp trong lòng đô thị mang lại hiệu quả ổn định cho người sản xuất. Điển hình như vườn dưa lưới của anh Đoàn Văn Phụng (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên).
Ngày 9/3, tại xã Đào Hữu Cảnh (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình “Sản xuất lúa theo hướng SRP, áp dụng cơ giới hóa thiết bị gieo sạ cụm gắn liên kết doanh nghiệp tiêu thụ”.
Nhận thấy nhu cầu trồng rau màu, hoa kiểng, cây ăn trái… ở các địa phương trong tỉnh ngày càng tăng, nhiều hộ dân nhạy bén nắm bắt, mở ra các dịch vụ sản xuất - kinh doanh (SXKD), đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Qua đó, góp phần đa dạng nguồn cung và phát triển kinh tế gia đình.
Từ những hợp tác xã (HTX) được UBND tỉnh An Giang lựa chọn xây dựng hoàn thiện mô hình HTX kiểu mới của tỉnh, sẽ tạo ra các hình mẫu để phát triển kinh tế tập thể. Cùng với sự hỗ trợ, ủng hộ từ tỉnh đến cơ sở, bản thân từng HTX phải tự nỗ lực, phấn đấu.
Mạnh dạn chuyển đổi 25 công đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây sầu riêng, anh Phạm Chí Tâm (46 tuổi, ngụ ấp Phú Thuận, xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) cho biết, gia đình vừa bước vào vụ thu hoạch đầu tiên với nhiều tín hiệu khả quan.
Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân về nguồn vốn vay, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác sản xuất nông nghiệp, dạy nghề cho lao động nông thôn… Hội Nông dân huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) còn tích cực tư vấn, hỗ trợ thông tin về các thị trường xuất khẩu, nhất là đối với những thị trường tiềm năng, phù hợp với lao động nông thôn. Nhiều gia đình có con em được lao động ở nước ngoài có mức thu nhập khá, gửi tiền về gia đình để trang trải chi phí sinh hoạt, giúp cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Biến đổi khí hậu làm cho thời tiết diễn biến khó lường, không còn theo quy luật như trước. Sự thay đổi này làm cho việc sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn, buộc người sản xuất cần chủ động nắm bắt và thích nghi. Nhằm giúp nông dân trồng lúa chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh ĐBSCL tổ chức thực hiện mô hình “Canh tác lúa thông minh”.
Không độc canh cây trồng nào, nông dân ở nhiều địa phương đã chọn phương án trồng xen canh trên cùng diện tích vườn canh tác và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trên giúp các nhà vườn hạn chế rủi ro trước tình trạng “được mùa, mất giá”. Từ lựa chọn đúng, nhiều nông dân nâng cao được thu nhập...
Sáng 3/3, Hội Nông dân xã Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XII (nhiệm kỳ 2023 – 2028).
Từ nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa 3 vụ, nông dân tận dụng bằng cách cuộn lại và bán cho thương lái. Như vậy, với các chủ ruộng, ngoài chuyện tránh được việc đốt rơm rạ trên đồng, làm ngộ độc đất, gây ô nhiễm môi trường, bà con còn có thêm tiền trả công xới, công cắt. Việc bán rơm cuộn mang lại thu nhập đáng kể cho chủ máy cuộn rơm cũng như lực lượng lao động thời vụ ở địa phương.
Nhờ triển khai, thực hiện hiệu quả phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi và tạo nhiều nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển, hội viên nông dân của huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) đã góp phần đa dạng các mô hình sản xuất, tăng thu nhập. Trong đó, thay đổi tích cực là sự chuyển biến trong tư duy sản xuất của nông dân, từ độc canh sang đa canh; từ gắn bó với cây lúa, nếp nay mạnh dạn thử sức với cây trồng mới.
Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thủy và xã Khánh Hòa
TX. Tịnh Biên phấn đấu xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới nâng cao 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa
Lê Chánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới